Tổng hợp các bài thuốc từ củ nghệ vàng hiệu quả nhất
Nghệ vàng
Nghệ thuộc cây thân cỏ, cao khoảng 0,6 – 1m. Cây tạo nhánh cao, thân hình trụ, rễ được phát triển thành củ, có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành 2 hàng đối xứng nhau, các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 70 – 100cm, rộng khoảng 38 – 40cm, hình elip, thuôn nhọn và được thu hẹp ở chóp. Cụm hoa thường được mọc ở giữa các lá, có hình nón thưa. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
Củ nghệ vàng được hình thành từ phần rễ cây, có hình trụ tròn được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Bên ngoài, vỏ nghệ có màu nâu xám, vân ngang sẫm màu. Bên trong, nghệ có màu vàng tươi. Nghệ tươi có mùi thơm, vị cay, hơi nồng. Sau khi phơi khô, nghệ có sự chuyển màu rõ rệt.
Nghệ vàng được trồng khá phổ biến tại Việt Nam để làm gia vị và làm thuốc. Ngoài ra nghệ vàng còn được trồng nhiều Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và các nước nhiệt đới lân cận.
Nghệ vàng thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, người ta phải cắt bỏ thân, rễ và giữ lấy phần củ nghệ. Sau đó, đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để bảo quản được lâu. Ngoài ra, có thể chế biến nghệ dưới dạng bột mịn, phơi khô. Đây là dạng dược liệu được sử dụng phổ biến nhất.
Nghệ vàng được sử dụng để làm gia vị món ăn hoặc bào chế thuốc dưới dạng bột, viên nén.
Nghệ vàng sau khi phơi hoặc sấy khô thì đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao.
Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra trong củ nghệ tươi có chứa một số thành phần hóa học như là:
-
0,3% chất tạo màu curcumin tinh thể ánh tím, nâu đỏ không tan trong nước nhưng tan trong rượu, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục, ete, clorofoc hoặc tan trong axit, dung dịch kiềm, chất béo.
-
Công thức curcumin đã được xác định: 1-5% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có 1 cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến, curcumen, tinh bột, chất béo, canxi axalat,…
![]() |
Tổng hợp các bài thuốc từ củ nghệ vàng hiệu quả nhất |
Tác dụng dược lý của nghệ vàng
Tác dụng của nghệ vàng được nhắc đến đó là:
Robbers (1936) đã tiến hành thử nghiệm trên cơ thể động vật khi sử dụng tinh chất nghệ tươi được lấy từ ete etylic. Kết quả cho thấy, chúng có khả năng bài tiết mật, đồng thời làm tăng tính kích thích túi mật.
Guy Laroche (1933), H.Leclerc (1935) đã chứng minh được curcumin trong nghệ có tính chất thông mật và kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (choleretique) nhờ hợp chất paratolyl metycacbinol. Ngoài ra, curcumin còn có khả năng phá vỡ lượng cholesterol trong máu thỏ.
Tinh dầu nghệ dù có pha loãng cũng có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, Staphylcoc và các vi trùng khác.
Một thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột nhắt và chuột bạch cho thấy, tinh chất nghệ có tác dụng hưng phấn. Tương tự, thực hiện trên tử cung thỏ theo phương pháp Reynolds có tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ, kết quả cho thấy tử cung có khả năng co bóp đều đặn trong vòng 5 – 7 giờ. Khi tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ vào cơ thể chó đã được gây mê thì thấy quá trình bài tiết nước mật được đẩy mạnh. Nếu tiêm khoảng 15-20ml có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp đột ngột và đình chỉ hô hấp.
Trương Ngôn Chí (1955) báo cáo kết quả thí nghiệm trên Trung Hoa y dược tạp chí như sau: Ông đã dùng nghệ dung dịch 50% và 2% sau đó cho CHI vào để chiết xuất và bào chế thành dung dịch 50%.
Nhà nghiên cứu Võ Văn Lan đã phát hiện, tinh nghệ vàng có khả năng thấm qua màng tế bào, vỏ sáp khuẩn lao và hủi khi tiêm trực tiếp. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho các chất màu xâm nhập vào bên trong tế bào này.(Bộ môn Sinh lý, Dược lý-Đại học y khoa Tp.HCM-Các hội nghị y dược học quốc tế và quốc gia quý I-1977-Thư viện y học trung ương 3)
Vũ Điền Tân dược tập, bản thứ 4 lý giải thêm, nghệ có tác dụng đối với cơ năng giải độc gan đã được thử nghiệm trên cơ thể thỏ. Bằng cách cho thỏ sử dụng thuốc có nghệ và theo dõi khả năng giải độc gan. Nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ cho kết quả rõ hơn so với khi sử dụng 1 lần.
Với những bệnh nhân galactoza niệu, khi sử dụng nghệ vàng trong 10 ngày thì lượng galactoza có thể giảm xuống khi được kiểm nghiệm bằng phương pháp Baney.
Nghệ vàng có thể kích thích sản sinh lượng mật trong tá tràng tăng nhưng vẫn duy trì lượng bilirubin. Tuy nhiên, khi lượng nước mật tăng mạnh thì độ sánh của mật cũng tăng lên.
Năm 1977, phòng vi trùng Viện chống lao và Viện đông y Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37RV của tinh dầu nghệ với nồng độ 1 γ/ml.
Phát hiện độc tính DL50 của tinh dầu nghệ đối với cơ thể chuột nhắt.
![]() |
Tác dụng dược lý của nghệ vàng |
Bài thuốc từ củ nghệ vàng
Với bề dày lịch sử ứng dụng trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại, nghệ vàng từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc quý với khả năng chữa trị cho nhiều căn bệnh phức tạp. Nó không chỉ là một liệu pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, mà còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan, và được nghiên cứu với tiềm năng trong việc chống lại các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, nghệ vàng còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong hành trình làm đẹp, mang đến làn da sáng mịn, trẻ trung cho phái đẹp.
Những ứng dụng của nghệ vàng trong các bài thuốc đã được chứng minh qua nhiều thế hệ. Hãy cùng khám phá một số bài thuốc tiêu biểu mà nghệ vàng có thể góp mặt, mỗi bài thuốc đều mang trong mình những công thức độc đáo, hứa hẹn sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn.
Trị đau dạ dày: Chuẩn bị nghệ và mật ong. Rửa sạch nghệ, gọt vỏ và thái nhỏ. Mang nghệ đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn, trộn với mật ong. Vo bột nghệ thành các viên nhỏ. Uống thuốc viên mỗi ngày để trị bệnh đau dạ dày.
Điều trị viêm gan mãn tính: Lấy 4g nghệ, 12g côn bố, 12g đình lịch tử, 10g hải tảo, 10g hạt bìm bịp, 6g quế tâm. Sắc các vị thuốc trên thành một thang. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, chia ra thành 3 lần uống. Nên uống thuốc trước bữa ăn.
Chữa mụn nhọt: Dùng 100g nghệ vàng, 150g củ ráy dại, 150g dầu vừng, 70g mật ong và 70g nhựa thông. Trước hết, gọt bỏ vỏ nghệ và củ ráy, sau đó thái mỏng, giã nát. Cho hỗn hợp nghệ và củ ráy vào dầu vừng và nấu nhừ. Lọc bỏ bã, cho thêm sáp ong, nhựa thông vào. Đun nóng, khuấy đều cho tan. Khi dung dịch nguội, người dùng hãy phết lên giấy bản rồi dán vào vị trí có mụn nhọt.
Giảm đau bụng kinh: Chuẩn bị 15g nghệ, 10g huyền hồ. Chích giấm hai vị thuốc. Sau đó sắc thuốc uống trong ngày. Mỗi ngày một thang thuốc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn.
Chữa kinh nguyệt không đều: Chuẩn bị 8g nghệ vàng, 8g đào nhân, 8g xuyên khung, 16g kê huyết đằng, 16g ích mẫu, 12g sinh vị. Sắc các nguyên liệu trên thành một thang thuốc. Uống thuốc trong ngày. Thời gian điều trị: nên dùng thuốc liên tục hàng ngày, từ 2 – 3 tuần trước kỳ kinh. Nên uống thuốc vài liệu trình cho đến khi ổn định trở lại.
Giúp da dẻ mịn màng sau khi sinh: Chuẩn bị nghệ tươi, mật ong hoặc có thể thay thế mật ong bằng sữa tươi. Rửa sạch nghệ, xay nát và lọc lấy nước cốt. Hòa nước cốt nghệ với mật ong (hoặc sữa tươi). Phụ nữ sau khi sinh uống bài thuốc này 2 lần/ngày. Bài thuốc này sẽ giúp phụ nữ sau khi sinh da dẻ sẽ mịn màng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ.
Viêm âm đạo: bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo.
Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán.
Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non.
Vết thương phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương.
Chữa giun đũa, giun kim: Lấy 20 giọt dịch ép từ nghệ tươi thêm vào đó một nhúm muối, trộn đều và cho trẻ uống vào sáng sớm lúc bụng đói.
Chữa chứng thiếu máu: Mỗi ngày uống 1 muỗng dịch ép nghệ tươi pha với mật ong trong nhiều ngày.
Giúp sởi mau phát và chóng khỏi bệnh: Củ nghệ khô nghiền thành bột, lấy 1 muỗng bột nghệ hòa vài giọt mật ong, trộn chung với 1 muỗng dịch ép lá bầu hoặc bí, uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa hen suyễn: Một muỗng bột nghệ hòa với một ly sữa, uống 2-3 lần trong ngày, nên uống lúc bụng đói.
Chữa cảm lạnh, ho: Nửa muỗng bột nghệ hòa trong 30 ml sữa ấm, uống mỗi ngày để chữa ho. Khi bị cảm lạnh thì đun nhẹ hỗn hợp này trên bếp, ngửi và hít hơi.
Chữa bong gân sưng đau nhức: Bột nghệ trộn với chanh và muối thành bột nhão rồi bó vào chỗ bong gân, làm trong vài lần.
Chữa thủy đậu trong trường hợp mụt nước mới mọc: Củ nghệ nướng thành tro, lấy tro hòa trong 1 tách nước lọc, bôi vào các chỗ thủy đậu. Nên sắc nước bột nghệ và uống thêm sẽ giúp mau lành bệnh.
![]() |
Bài thuốc từ củ nghệ vàng |
Một vài lưu ý khi sử dụng nghệ vàng
Để sử dụng nghệ vàng an toàn, bạn cần nắm rõ một vài lưu ý sau đây:
Tuyệt đối không nên sử dụng nghệ vàng khi gặp các vấn đề về túi mật.
Nam giới đang muốn có con thì nên thận trọng khi dùng nghệ, bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt. Do đó, những người đang thiếu sắt hoặc đang bổ sung sắt thì cũng nên chú ý đến vấn đề này.
Nên sử dụng nghệ vàng đủ liều, đúng lượng và không nên lạm dụng.
Có thể kết hợp nghệ vàng với mật ong để làm tăng tác dụng điều trị bệnh.
Với những thông tin về cây nghệ vàng trên đây, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và tham khảo. Mọi thông tin chi tiết, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Cùng chuyên mục

Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện
11:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên
09:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên
07:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Bồ công anh: Thảo dược vàng trị mụn nhọt an toàn
20:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên
18:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng
16:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng
15:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng
14:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò
13:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nhọ nồi: Dược liệu cầm máu và chữa lành tổn thương da
12:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch chỉ: "thần dược" xua tan đau đầu và cảm cúm từ thiên nhiên
11:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Mướp đắng: “Khắc tinh” của bệnh tiểu đường từ vườn nhà
09:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cà gai leo: “vệ sĩ” mộc mạc cho lá gan khỏe mạnh
08:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Kinh giới: “kháng sinh xanh” đánh bay cảm cúm và hạ sốt thần tốc
07:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên
17:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên
16:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
1 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội