Vì sao đau bụng không được dùng nhân sâm?

Nhân sâm được xem là loại thuốc bổ và mát, lại trị được nhiều bệnh nhưng nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh, nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, nhiều phụ huynh đã mua nước sâm, trà sâm cho con uống để mong tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh chỉ ra rằng, theo YHCT nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

Có thể chỉ dùng 1 vị sâm: nhân sâm thái mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4-10g. Hoặc ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm với 600ml rượu 35-40 độ, ngâm 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống 20-30ml.

Do có tác dụng bổ khí, nhân sâm còn được dùng trong nhiều bài cổ phương quý:

Bài Tứ quân tử thang: nhân sâm, bạch linh, bạch truật, mỗi vị 5g, cam thảo 3g. Ngày uống 1 thang dưới dạng sắc hoặc làm hoàn. Tác dụng bổ chân khí cho những người sức khỏe yếu hay mệt mỏi, kém ăn. Hoặc bài Bát trân thang: Kết hợp bài Tứ quân tử thang thêm các vị: xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa, mỗi vị 5g. Ngày một thang dưới dạng sắc hay thuốc hoàn. Tác dụng: trị chứng cả khí và huyết đều suy, người mệt mỏi, chân tay vô lực, đoản hơi, thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, kém ăn.

Mặc dù nhân sâm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng GS.TS. Phạm Xuân Sinh khuyến cáo một số người không nên dùng hoặc cần thận trọng khi dùng nhân sâm.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

Minh Thùy (t/h)
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Nhân sâm Hàn Quốc: Công dụng và cách dùng đúng cách

Nhân sâm Hàn Quốc: Công dụng và cách dùng đúng cách

Nhân sâm Hàn Quốc từ lâu đã được coi là "vương dược" trong y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nhân sâm không chỉ là thảo dược quý mà còn là món quà sức khỏe được nhiều người săn đón. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nhân sâm Hàn Quốc và cách sử dụng đúng cách để tối ưu hóa lợi ích mà nó mang lại.
Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam

Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam

Từ xa xưa, tam thất đã được xem là một trong những vị thuốc quý. Sở dĩ tam thất được gọi là "kim bất hoán" (vàng không đổi được), bởi chúng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Cách xử lý khi bị ngộ độc hoặc tác dụng phụ của nhân sâm

Cách xử lý khi bị ngộ độc hoặc tác dụng phụ của nhân sâm

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong.

Cùng chuyên mục

Công dụng của Cam thảo phiến

Công dụng của Cam thảo phiến

Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Vậy cam thảo phiến dùng làm gì? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Hoài Sơn, còn gọi là Sơn dược, là một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Theo các tài liệu cổ, Hoài Sơn thuộc nhóm thuốc bổ, có công dụng dưỡng tỳ vị, ích phế thận và kéo dài tuổi thọ. Thảo dược này được thu hái từ thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn (củ mài) từ lâu đã được Đông y xếp vào nhóm "Tứ quân tử thang" với khả năng kiểm soát đường huyết ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện cơ chế tác động, cách dùng khoa học và những nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu quý này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm phương Nam" nhờ những công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những nghiên cứu khoa học mới nhất về loại thảo dược quý này.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng (Momordica charantia) từ lâu đã được mệnh danh là "insulin thực vật" nhờ khả năng kiểm soát đường huyết vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cơ chế tác động, cách sử dụng khoa học và những bằng chứng thực tế về hiệu quả của loại thảo dược này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều vị thuốc quý được khám phá từ những nguồn nguyên liệu hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Một trong số đó là Kê nội kim — lớp màng mỏng màu vàng bên trong dạ dày gà. Không chỉ là phần thải loại trong chế biến thực phẩm, kê nội kim từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa, đặc biệt với các chứng rối loạn dạ dày, tiêu hóa kém và sỏi tiết niệu.

Các tin khác

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Xuyên khung (tên khoa học: Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, xuyên khung được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao như Lào Cai, Hà Giang, vì cây ưa khí hậu mát mẻ.
Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Tiểu đường đang trở thành mối lo ngại toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, thảo dược tự nhiên đang được nhiều người quan tâm nhờ hiệu quả bền vững và ít tác dụng phụ. Bài viết này sẽ giới thiệu những thảo dược quý trong điều trị tiểu đường, cơ chế tác động và cách sử dụng khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây Cóc mẳn, thường được biết đến trong dân gian dưới nhiều cái tên như cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây thuốc mộng, cây trăm chân, hay cóc ngồi (ở miền Nam); thạch hồ tuy, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, nga bất thực thảo… Cây cóc mẳn nổi bật nhờ những công dụng y học quý giá, giúp trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc và thông thoáng đường hô hấp. Không chỉ vậy, nó còn được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chốc lở, eczema và các vết thương do rắn cắn.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Ngũ bội tử còn có tên khác là bầu bí, măc piêt, bơ pật…vị chua tính bình. Là một vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền và theo kinh nghiệm dân gian có công năng đa dạng nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng ngũ bội tử mời bà con tham khảo.
Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Cây phan tả diệp còn được gọi với tên khác là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp... có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Phan tả diệp là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa trị bệnh táo bón, béo phì, trị mụn, thải độc gan…Sau đây là một số bài thuốc từ cây phan tả diệp mời bà con tham khảo.
Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang… có tính bình, vị ngọt, không có độc. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây tô mộc mời bà con tham khảo.
Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Vừng đen, còn được biết đến với những tên gọi như mè, hồ ma nhân hay chi ma, mang đến vị ngọt ngào, béo ngậy, với tính chất bình hòa và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Không chỉ thơm ngon, vừng đen còn chứa đựng nhiều vi chất dinh dưỡng quý giá, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch. Dưới đây là những món ăn thơm ngon và những bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ vừng đen mà các bạn có thể tham khảo, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây Vàng Đắng, còn được biết đến với nhiều tên gọi như loong t’rơn, kơ trơng, dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng và dây khai, nổi bật với vị đắng và tính lạnh. Loại cây này không chỉ phổ biến ở các vùng núi rừng Đông Nam Bộ mà còn xuất hiện tại Tây Nguyên, mang trong mình giá trị dược liệu quý báu. Người dân từ lâu đã tin tưởng và sử dụng cây vàng đắng để điều trị nhiều chứng bệnh như kiết lỵ, viêm phế quản, và lở ngứa ngoài da.
Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Bệnh dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc Tây, nhiều người đang tìm kiếm các giải pháp từ thảo dược điều trị bệnh dạ dày để giảm thiểu tác dụng phụ và hỗ trợ phục hồi tự nhiên. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thảo dược tốt cho dạ dày, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Gan là cơ quan quan trọng, đảm nhận nhiều chức năng như thải độc, chuyển hóa dinh dưỡng và sản xuất mật. Tuy nhiên, do lối sống hiện đại, nhiều người đang đối mặt với các vấn đề như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… Thay vì chỉ dùng thuốc Tây, nhiều người tìm đến các cây thuốc nam cho bệnh gan để hỗ trợ điều trị một cách an toàn và bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu những loại thảo dược tốt nhất, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động