Cách sử dụng cây lá dung trong các bài thuốc chữa bệnh
Giới thiệu về cây lá dung
Cây dung thuộc loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 1,5m đến 9m. Lá cây mọc so le, dày, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa. Hoa cây dung có mùi thơm, màu trắng hay vàng lục nhạt và thường mọc thành chùm.
Thời gian cây ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 12 và kết quả tầm khoảng tháng 3 – 5 hàng năm. Cây dung phổ biến ở một số tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Dân gian thường dùng lá, vỏ thân và rễ cây dung để đun nước uống hằng ngày hoặc để chữa bệnh.
Trong lá cây dung được tìm thấy nhiều hoạt chất giảm đau saponin và các thành phần khác như steroid, tanin và terpen. Trong thân cây có chứa glucosid 3 – monogluco furanosid và vỏ thân có chứa một glycosid. Hoạt chất này nếu đem thủy phân sẽ cho pelargonidin và D – glucose.
![]() |
Cách sử dụng cây lá dung trong các bài thuốc chữa bệnh |
Công dụng của cây lá dung
Theo y học cổ truyền
Nhân dân nhiều vùng dùng lá dung làm chè uống cho tiêu cơm, chữa đau bụng, chữa tiêu chảy.
Tại Ấn Độ người ta dùng vỏ sắc uống chữa đau bụng, đau mắt và rửa vết loét, rong kinh do cơ tử cung bị dãn, tiểu tiện ra dưỡng chấp.
Bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ gồm vỏ cây dung, hồ tiêu, tất bát, đàn hương, bạch hoa xà, củ gấu…được chế thành đồ uống lên men, dùng để kiềm chế chứng nghiện rượu. In vivo, bài thuốc cho thấy có sự cải thiện thần kinh và phục hồi những biến đổi về điện não đồ và điện tâm đồ do rượu gây nên. Bài thuốc còn có tác dụng hiệu chỉnh biến đổi về mỡ ở gan và những dấu hiệu về chảy máu, về sự hủy myelin.
Nhân dân còn dùng nhuộm vải, sau đó nhuộm cánh kiến đỏ cho có màu đỏ.
Rễ dung có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu khát, giảm đau, làm săn. Lá dung có vị chua, ngọt, có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa đau bụng, tiêu chảy.
Theo y học hiện đại
Cây dung có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày, đồng thời giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, kiểm soát triệu chứng đau, ợ hơi và khó chịu do bệnh gây nên.
In vivo, cao chiết cây dung (trừ rễ) với cồn 50° có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và làm giảm thân nhiệt.
Một phân đoạn kết tinh từ vỏ cây dung ức chế sự phát triển vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, nhóm vi khuẩn ruột và lỵ; làm giảm tần số và cường độ co bóp in vitro của tử cung ở một số loài động vật.
Một phân đoạn khác chiết từ vỏ cây dung có tác dụng chống co thắt dạ dày – ruột và có thể bị đối kháng bởi atropine.
Đã phân lập được từ cây dung 1 glycosid mới có tác dụng chống phân hủy fibrin.
Nước sắc lá dung có tác dụng ức chế trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn đã được thử nghiệm trong điều trị bỏng, làm lành các vết bỏng nhiễm khuẩn, làm khô vết bỏng, không mùi, mau lên da non.
Nước sắc và siro lá dung chữa đau dạ dày do toan dịch vị.
Dùng nước sắc vỏ dung rửa vết loét.
![]() |
Công dụng của cây lá dung |
Cách sử dụng cây lá dung trong các bài thuốc chữa bệnh
Chữa đau dạ dày:
Chuẩn bị 120 g lá cây dung, 40 g mai mực sao vàng, 20 g kê nội kim sao vàng, 60 g hương phụ tứ chế và 40 g nam mộc hương.
Tất cả các vị thuốc sau phơi khô và tán thành bột mịn cho vào lọ thủy tinh để dành dùng dần.
Người bệnh dùng thuốc hòa tan với nước ấm và uống lúc bụng còn đói. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn 1 tiếng. Mỗi ngày nên uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 8 g thuốc.
Chè dung:
Chỉ cần hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút là có thể uống. Về liều lượng dùng, mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 g. Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.
Chữa phụ nữ khi sinh bị ứ máu tử cung gây đau bụng:
Vỏ rễ nướng hơi cháy, giã nhỏ, sắc uống.
Giải cảm sốt, giải khát, chữa sốt rét cơn và đau lưng gối:
Thái nhỏ 10 – 20 g vỏ rễ khô, sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống 1 lần/ngày.
Chữa bệnh về da đầu:
Lá dung tươi giã nát, nấu với dầu, đắp lên.
Trị bỏng:
Rửa sạch vết bỏng, tẩm nước sắc lá dung vào băng gạc, đắp 1 lần/ngày.
![]() |
Cách sử dụng cây lá dung trong các bài thuốc chữa bệnh |
Lưu ý khi sử dụng cây lá dung
Mặc dù cây lá dung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.
Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua cây lá dung từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
Cây lá dung là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa đến bảo vệ gan và cải thiện sức khỏe, cây lá dung thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây lá dung. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây lá dung!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn
23:04 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền
18:36 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Cỏ ngọt – Vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thanh nhiệt, giải độc cơ thể
18:35 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc dân gian quý từ cây tỏi
08:51 | 16/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Một số lưu ý khi sử dụng cây cóc mẳn
08:50 | 16/06/2025 Y học cổ truyền
![[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh](https://suckhoeviet.org.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/15/21/croped/beautyplus-collage-2025-06-15t14-50-5820250615215218.png?250615095641)
[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh
06:50 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Cỏ lá tre, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Chút chít – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và phong thấp tê bại từ dây thìa canh
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ngô thù du – Vị thuốc quý chữa đau dạ dày, đau bụng và đau ngực sườn
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian với lá sen
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Những tác dụng từ cây Khiếm Thực
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Tổng hợp những vị thuốc nam trị cảm nắng
10:20 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả
07:41 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội