Cách trị chứng trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam
Thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra ợ hơi, ợ chua…Nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến thực quản như loét thực quản, ung thư thực quản.
Người bệnh có thể sử dụng các loại lá cây thiên nhiên chữa trào ngược dạ dày, đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn do có tính an toàn cao, dễ sử dụng, nguyên liệu dễ kiếm và phần nào giảm bớt được chi phí điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, cách thực hiện các bài thuốc Nam cũng khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Đặc biệt, các loại thảo dược còn có tác dụng bồi bổ và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Nam đơn giản tại nhà. Trong đó, một số loại cây thuốc Nam chữa bệnh trào ngược dạ dày được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tuyệt vời có thể kể đến như:
Trị trào ngược dạ dày từ lá tía tô
Lá tía tô. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trong lá tía tô có chứa nhiều glycosid và tamin, đây là những hoạt chất có tác dụng giảm tiết axit dịch vị, giúp bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi các vết loét. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá tía tô được thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch một nắm lá tía tô và để ráo nước (có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô đều được).
Bước 2: Cho toàn bộ phần lá đã chuẩn bị ở trên vào ấm, thêm nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. Dùng để uống hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ trong việc điều trị trào ngược dạ dày.
Tận dụng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau nhức rất tốt nhờ vị cay và tính ấm. Vì vậy, lá trầu không được dân gian dùng để trị bệnh xương khớp, răng miệng, đường hô hấp và các bệnh lý dạ dày. Người bệnh có thể thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng trầu không đơn giản như sau: Lấy một nắm lá trầu không, sau đó vò nát và đem ngâm trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu trong lá tiết ra hết. Dùng nước ngâm lá trầu sau mỗi bữa ăn một tiếng, nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược rất hiệu quả.
Lá trầu không. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Hoặc cách khác đơn giản hơn là nhai sống lá trầu không khi có biểu hiện trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, lá trầu có tính nóng và vị cay gây ra cảm giác khó chịu vì vậy người bệnh nên cân nhắc sử dụng.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Nha đam. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nha đam có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Các enzyme có trong nha đam như oxydaza, lipaza… giúp thúc đẩy phân hủy protein, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng nha đam có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể thực hiện cách chữa theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị 500ml mật ong và 5 lá nha đam. Nha đam đem rửa sạch, loại bỏ gai và phần vỏ xanh, giữ lại phần gel trắng ở bên trong.
Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần gel trắng.
Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào bình thủy tinh và thêm mật ong vào, khuấy đều. Nên bảo quản hỗn hợp này trong tủ lạnh để dùng lâu dài.
Chữa trào ngược dạ dày bằng vỏ cam
Vỏ cam là một vị thuốc thường được sử dụng để chữa các triệu chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp như tiêu đờm, chữa ho. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng vỏ cam để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị: Vỏ cam khô, gừng và đường nâu.
Cách dùng: Cho gừng đã cạo sạch vỏ và vỏ cam vào nồi đun cùng 2 bát nước, đun lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Thêm đường nâu tùy theo khẩu vị vào nước cho dễ uống. Uống nước thuốc từ vỏ cam thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày giảm dần.
Vỏ cam. Ảnh: https://suckhoeviet.org.vn/ |
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc từ vỏ cam này để điều trị đối với triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Bài thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày thực quản từ cây rau mương
Cây rau mương có tác dụng chữa trào ngược dạ dày. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Cây rau mương là dược liệu có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, tiêu độc, hỗ trợ chữa các bệnh lý tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. Các bạn có thể sử dụng câu rau mương để chữa trào ngược dạ dày theo một số cách sau đây:
Cách 1: Dùng dược liệu tươi. Đem rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Pha nước cốt này với khoảng 200mL nước, có thể thêm 1 – 2 thìa cà phê đường, hòa tan và uống hằng ngày trước bữa ăn 30 phút.
Cách 2: Dùng phần lá rau mương, rửa sạch, băm nhuyễn, xào với thịt và ăn cùng cơm.
Cách 3: Sử dụng rau mương khô, đun cùng 1,5 lít nước cho tới khi cạn còn ½ so với ban đầu là được. Sau đó, dùng uống mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần và dùng trước ăn 30 phút.
Cách 4: Cây rau mương đem rửa sạch, thái nhỏ và ngân với rượu trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng 15ml, uống ngày 2 lần trong mỗi bữa ăn.
Trong quá trình sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên chữa trào ngược dạ dày nên cố gắng sử dụng đều đặn để mang lại hiệu quả tốt. Không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà chúng mang lại trong việc chữa trị bệnh lý dạ dày, nhất là sự an toàn, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng này chỉ giúp làm thuyên giảm một triệu chứng chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Đồng thời, để có thể mang lại hiệu quả cần phải sử dụng trong một thời gian dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, sử dụng đều đặn.
Trên đây là một số chia sẻ của Sức khỏe Việt về các loại thảo dược thiên nhiên chữa trào ngược dạ dày. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho mình.
https://suckhoeviet.org.vn/
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 22/12/2024: Hà Nội nhiều mây, trời rét
05:05 | 22/12/2024 Môi trường xanh
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”
19:47 | 21/12/2024 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương
07:00 | 15/12/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc từ quả cam
10:22 | 06/12/2024 Y học cổ truyền
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội