Cây đại phong tử: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Giới thiệu về cây đại phong tử
Đại phong tử là loại cây có thân to mọc thẳng chiều cao có thể vươn đến gần 30m. Tuy nhiên cây sẽ chỉ mọc được tối đa khoảng 12m nếu khu vực đó gần nước. Loại cây này có thể trồng để lấy bóng râm do tán rộng.
Cây đại phong tử có tên khoa học là Hydnocarpus anthelmintica pierre. Theo các tài liệu thực vật cho thấy cây này thuộc họ Flacourtiaceae. Quả đại phong tử có hình cầu mang màu nâu và chứa rất nhiều hạt bên trong. Theo những thông tin ghi chép, mùa quả phong tử khoảng tháng 7 tháng 8. Mùa ra hoa của cây sẽ là dịp cuối năm vào tháng 11 và tháng 12.
Ở nước ta, cây đại phong tử là một loại cây mọc dại trong các khu rừng rậm. Khu vực miền trung là nơi tìm thấy cây này nhiều nhất. Ở một số quốc gia như Campuchia hay Lào bạn cũng có thể thấy được sự xuất hiện của cây này.
Do cây có thể dùng che bóng mát lại có nhiều công dụng gần gũi với cuộc sống nên đã được trồng ngay tại thủ đô Hà Nội. Quanh bờ hồ và các công viên tại Hà Nội có thể tìm thấy loại cây này. Phần hạt của quả đại phong tử chứa nhiều dầu nên được chọn để ép dầu dùng cho nghiên cứu.
![]() |
Cây đại phong tử: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền |
Công dụng của vị thuốc đại phong tử
Cây đại phong tử đã được biết đến từ lâu đời cũng như được đưa vào sách y học cổ. Dựa theo những ghi chép trên sách cổ, các nhà nghiên cứu cũng có thêm cơ sở và định hướng nghiên cứu loài thực vật này chính xác hơn. Với vị cay nồng, khả năng sát khuẩn cùng độc tính vị thuốc đại phong tử được chọn dùng bôi lên vết hủi, mẩn ngứa thậm chí là giang mai.
Do dược tính của loại thuốc này khá mạng nên không khuyến khích uống. Một số trường hợp sau khi uống vào sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa mệt mỏi. Đáng lưu ý hơn là người bị âm hư huyết nhiệt cần thận trọng không nên dùng thuốc này tránh cơ thể không tiếp nhận có thể nguy hiểm.
Chính vì những phân tích kể trên là cây phong tử chỉ được ưu tiên sử dụng cho các bệnh lý ngoài da và dùng bằng cách bôi là chính. Thuốc bôi sẽ được chia làm 2 loại là thuống có dạng 10% dầu hay thuốc dạng mỡ chiếm 20%. Cả 2 loại này đều được dùng để bôi tại chỗ bị bệnh lý.
Bên cạnh đó việc dùng vị thuốc đại phong tử để uống vẫn xuất hiện. Ở dạng uống vị thuốc này sẽ được tinh chế và dùng từ lượng nhỏ đến lớn để cơ thể có thời gian làm quen. Mới bắt đầu chỉ dùng khoảng 10 giọt sau đó tăng dần lên 100, 200 rồi lên đến 300 giọt. Đây là con số tối đa bạn có thể dùng và không được tự ý dùng mà cần được bác sĩ theo sát để kịp phát hiện những biểu hiện bất thường.
Khi người dùng tăng liều quá giới hạn tối đa sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng cụ là biến chứng xảy ra tại dạ dày và ống tiêu hóa. Ở tình trạng đó nếu có magie tạo phản ứng dược tính của thuốc sẽ giảm bớt và hạn chế sự khó chịu cho người sử dụng.
Một vài nghiên cứu phân tích rằng khi chuyển hóa thành muối HYDNOCACPAT NATRI dùng tiêm thuốc sẽ có hiệu quả tốt hơn các dạng viên nhộng dùng uống. Vị trí chọn để tiêm thường sẽ là bắp hoặc tiêm dưới da không quá 2ml mỗi ngày. Ngoài ra y học vẫn tiếp tục nghiên cứu để kết hợp vị thuốc này cùng một số loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị các bệnh ngoài da.
![]() |
Công dụng của cây đại phong tử |
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đại phong tử
Chữa ghẻ lở, giang mai: Đại phong tử thiêu tồn tính 10g, khinh phấn 0,5g. Giã nhỏ đại phong tử, thêm khinh phấn, cuối cùng thêm dầu vừng vào làm thành thuốc mỡ bôi lên những vết ghẻ lở, lở loét đã rửa sạch.
Chữa vết loét hủi: Dầu đại phong tử 40g, khổ sâm tán nhỏ 120g, thêm rượu viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên vào lúc đói, dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc. Nơi lở loét thì dùng nước sắc khổ sâm để rửa.
Chữa bệnh mũi đỏ: Đại phong tử 30 hạt, bóc bỏ vỏ giã nhỏ, hạt bồ đào 15 hạt giã nhỏ trộn đều với đại phong tử. Thêm 4g thủy ngân, trộn đều, cho tất cả vào miếng vải mịn, có chuôi cầm. Cầm chuôi vải xát mạnh vào mũi.
Mỗi ngày xát ba lần, xát liền trong ba ngày lại nghỉ một ngày. Làm đều như vậy nhanh thì nửa tháng, lâu thì một tháng rưỡi sẽ thấy kết quả. Sau khi dùng liều ba ngày mũi hơi khó chịu. Nghỉ một ngày lại bình thường.
![]() |
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đại phong tử |
Lưu ý khi sử dụng cây đại phong tử
Mặc dù cây đại phong tử mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.
Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua hạt đại phong tử từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
Cây đại phong tử là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa đến chống viêm, cây đại phong tử thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cây đại phong tử. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây đại phong tử!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ
14:31 | 04/06/2025 Y học cổ truyền

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội