Cây mạch ba góc: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Đặc điểm của cây mạch ba góc
Tên Tiếng Việt: Mạch ba góc.
Tên khác: Tam giác mạch, Kiều mạch, Lúa mạch đen.
Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench. (thuộc họ rau răm Polygonaceae).
Cây mạch ba góc hay còn được gọi là kiều mạch, tam giác mạch, lúa mạch đen. Một số địa phương như Lào Cai, Yên Bái thì cây mạch ba góc còn được gọi là sèo.
Tên khoa học của cây là Fagopyrum esculentum Moench. Fagopyrum sagittatum Clib).Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.Mạch ba góc có thể sử dụng toàn cây, tuy nhiên, phần lớn là dùng lá và hoa của cây để làm nguyên liệu chiết xuất ra rutin.
Mạch ba góc là một cây thuộc thuộc loại thân thảo, có nhiều cành, cao trung bình khoảng 0,5- 1m, thân hình trụ và có màu xanh hay đỏ. Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới có dạng hình tim, đầu lá hơi nhọn, có cuống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống và gân lá dạng hình chân vịt.
Hoa mọc thành từng chùm, từng cụm hoa ở ngọn cây và nách lá. Hoa lưỡng tính chỉ có duy nhất một vòng bao hoa với màu trắng, đỏ hoặc trắng hồng. Bao hoa tồn tại 5 bản ở vị trí trên quả. Nhị 8, có 3 vòi rời nhau. Bầu hoa có tuyến mật ở xung quanh.
Quả khô có 3 góc gồm 2 lượt vỏ. Lớp vỏ ngoài có màu đen xám khi già, lớp vỏ hạt vỏ trong mọng, màu trắng vàng, có bao hoa tồn tại. Hạt có chứa nội nhũ bột lớn, phôi thẳng và hình lá xếp nếp.
Cây mạch ba góc được trồng ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn.
Mạch ba góc được trồng lấy hạt sau đó trộn thêm bột ăn như lương thực cho người và động vật nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn mạch ba góc có thể gây ra cảm giác rất mệt, nên khi ăn người ta thường trộn thêm với ngô và gạo.
Mạch ba góc ở tỉnh các biên giới nước ta có thể trồng vào 2 vụ:
Vụ xuân hạ được gieo trồng vào tháng 1-2 và tháng 4-5 thu hoạch
Vụ thu đông được gieo trồng vào tháng 8-9 và tháng 11-12 thu hoạch
Trung bình một vụ cây từ khi trồng đến khi thu hoạch là khoảng 2-3 tháng. Nhiều người có thể trồng mạch ba góc để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi để chiết xuất rutin hoặc họ có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin.
![]() |
Cây mạch ba góc: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền |
Thành phần hóa học
Thành phần hoá học chính của mạch ba góc là rutin, đây là một hoạt chất giúp tăng sức bền của thành mạch và ngăn ngừa những vấn đề về tai biến liên quan đến mạch máu. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần rutin chứa nhiều nhất trong lá của cây mạch ba góc, tỷ lệ rutin cũng thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây cũng như cách chế biến dược liệu.
Công dụng của cây mạch ba góc trong y học cổ truyền
Tính vị: mạch ba góc có vị chát, hơi cay, tính bình. Đây là vị thuốc có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt giải độc và tiêu thũng. Thành phần rutosid trong của mạch ba góc có tác dụng tương tự với vitamin P. Tác dụng chính là làm tăng khả năng chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch và có tác dụng lợi tiểu. Quy kinh vào kinh tỳ, vị và đại tràng.
Công dụng: Mạch ba góc có thể chế thành bột dùng để ăn hay nấu cháo và làm bánh. Đây là nguồn thức ăn chống đói quan trọng đối với đồng bào miền núi.
Quả và lá mạch ba góc thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Nhân dân một số nơi dùng lá mạch ba góc để nấu canh ăn và làm cho sáng mắt, thính tai.
Bột hạt mạch ba góc được dùng như chất làm mềm và tan chứng sưng đau. Sử dụng phần lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết xuất ra rutin.
Chủ trị: Điều trị bệnh viêm ruột cấp tính, tràng vị tích trệ, tiết tả, lỵ tật, tràng nhạc, bỏng, mụn nhọt, lở loét ngoài da.
Giảm nồng độ mỡ máu, giảm mỡ gan: thường được sử dụng cho những người bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao, hạ cholesterol. Làm chậm quá trình vữa xơ động mạch: hiệu quả cho những người bị các bệnh về tim mạch và cao huyết áp...
Liều dùng: dùng dược liệu dưới dạng sắc thuốc uống, dùng để nấu cháo hoặc chế biến món ăn. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có liều dùng mạch ba góc cố định.
Chú ý: Tuyệt đối không sử dụng hạt cây mạch ba góc và sản phẩm từ hạt tam giác mạch có dấu hiệu nấm mốc.
![]() |
Công dụng của cây mạch ba góc trong y học cổ truyền |
Cách dùng cây mạch ba góc trị bệnh
Nước sắc mạch ba góc: chuẩn bị: lá mạch ba góc tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc thuốc uống trong ngày. Tác dụng điều trị tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt và ban xuất huyết.
Bột tam giác mạch: thực hiện: sao vàng lá mạch ba góc, sau đó, xay thành bột mỗi lần uống 10 – 15g, ngày uống 2 lần chiêu với nước sôi còn ấm. Bài thuốc có tác dụng chữa đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, bạch đới, lỵ.
Bánh mạch ba góc: chuẩn bị: mạch ba góc 500g, cho đường đỏ (đường mía). Thực hiện: cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào nước vừa đủ nhào trộn làm thành bánh, rồi nướng chín ăn liên tục trong mấy ngày liền. Đây là bài thuốc có tác dụng tốt trong điều trị suy nhược cơ thể và ra mồ hôi trộm.
Mạch ba góc hấp mực, nấm: chuẩn bị: mực ống 200g, hạt mạch ba góc 50g, nấm rơm 50g, hành tây 50g; muối, đường, tiêu và phô mai vừa đủ. Thực hiện: mực rửa sạch bằng gừng và rượu cho hết mùi tanh, tẩm ướp muối, đường, tiêu, phô mai. Hành tây, nấm rơm (ngâm nở, rửa sạch), sau đó thái hạt lựu, trộn cùng với hạt tam giác mạch và hấp chín. Món ăn này vừa bổ dưỡng lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Làm sữa rửa mặt: bột mạch ba góc cho vừa đủ cho chút nước để trộn đều sền sệt như cháo, rồi thoa đều lên da mặt và mát-xa nhẹ nhàng chừng vài phút sau đó rửa mặt. Đây là loại sữa rửa mặt có tác dụng trị mụn đầu đen, làm mịn da.
Với những công dụng cây mạch ba góc, bạn có thể tham khảo và sử dụng để thấy hiệu quả tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng cho hiệu quả.
![]() |
Cách dùng cây mạch ba góc trị bệnh |
Lưu ý khi sử dụng cây mạch ba góc
Mặc dù cây mạch ba góc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng cây mạch ba góc cho mục đích điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc khác.
-
Kiểm tra dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong cây mạch ba góc. Hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi.
-
Không lạm dụng: Sử dụng cây mạch ba góc với liều lượng hợp lý để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cây mạch ba góc là một loại thảo dược quý giá trong y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Từ việc chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau đến tăng cường miễn dịch, cây mạch ba góc xứng đáng được biết đến và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm hiểu và sử dụng cây mạch ba góc một cách hợp lý để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.
Cùng chuyên mục

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội