Cây mè đất: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Cây mè đất là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Không chỉ được biết đến với hạt mè giàu dinh dưỡng, cây mè đất còn có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng, cách dùng cây mè đất trị bệnh theo y học cổ truyền.
Cây é: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây đại phong tử: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây kim vàng: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây ba đậu tây: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây móng lưng rồng: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây chỉ cụ: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền Cây tầm sét: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Giới thiệu về cây mè đất

Tên khoa học của mè đất là Leucas aspera, họ hoa môi (Lamiaceae).

Mè đất là loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, phân nhiều cành, các cành vuông và có lông, hóa gỗ ở gốc. Cây sống hằng năm và có thể cao từ 20 đến 40cm. Lá cây dạng mọc đối hoặc không đối, phiến lá hình mũi mác, mép lá có khía răng cưa, cả 2 mặt đều có lông.

Hoa mọc thành cụm ở nách lá. Cụm hoa màu trắng, hình cầu, có đường kính khoảng 1,5 đến 2cm. Đài hoa hình ống gồm nhiều răng. Phần tràng có ống thẳng và phía bên trong có 1 vòng lông, chia 2 môi: môi trên có lông, còn môi dưới thì dài hơn và chia làm 3 thùy, 4 nhị. Quả có hình trứng nhẵn, cạnh màu nâu.

Mè đất là cây ưa sáng, thường mọc nhanh và tạo thành quần thể, cây thường mọc ở trên các nương rẫy, ven rừng, đồi. Khi quả cây mè đất già sẽ tự mở để hạt rơi xuống và mọc thành cây con vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm. Có thể thu hoạch vào tháng 8-11 hằng năm.

Cây mè đất: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Cây mè đất: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Công dụng của cây mè đất

Tính vị

Dược liệu được các tài liệu đông y ghi nhận là có vị đắng cay và tính ấm.

Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, khư phong giải biểu, tiêu viêm.

Chủ trị: Ho, viêm họng, viêm xoang, đau dạ dày, lở ngứa ngoài da, viêm lợi nhức răng, tan máu bầm tụ máu, viêm da cơ địa…

Theo các nghiên cứu hiện đại:

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Malaysia ghi nhận hoạt động chống oxy hóa cũng như kháng khuẩn mạnh mẽ từ chiết xuất rễ cây mè đấy.

Chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của được liệu có tác dụng giảm đau và chống viêm rất đáng kể.

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã thử nghiệm trên cơ thể chuột bị mắc bệnh gan, kết quả ghi nhận chiết xuất dược liệu có tác dụng bảo vệ tế bào gan.

Ngoài ra, được liệu này được cho là có khả năng hạ đường huyết, từ đó mang lại triển vọng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sử dụng dược liệu với cách cùng liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, cách dùng phổ biến nhất là ở dạng thuốc sắc với liều lượng được khuyến cáo cho 1 ngày là từ 12 – 15g.

Cây mè đất: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Công dụng của cây mè đất

Cách dùng cây mè đất trị bệnh

1. Bài thuốc chữa ho gà ở trẻ em

Bài thuốc 1: Cần 12g mè đất, 8g vỏ rễ chanh, 8g hẹ, 8g cam thảo đất, 2 cái vỏ trứng gà đã ấp sao giấm. Tất cả các vị thuốc đem giã nhỏ rồi sắc lấy nước đặc và cho thêm 1 đường khuấy đều. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 3 thìa cà phê/lần, trẻ 4 – 5 tuổi uống 4 thìa cà phê/lần, trẻ trên 6 tuổi dùng 5 – 6 thìa cà phê/lần. Tần suất 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Cần 30g cây mè đất (sao vàng) cùng 20g kim ngân. Các vị thuốc đem thái nhỏ rồi sắc với 400ml nước để lấy 100ml thuốc. Chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Cần 30g cây mè đất (sao vàng hạ thổ), 20g hoa cây guốc nước mặn (sao vàng), 16g đọt cây dâu, 12g đọt cây chanh. Các vị thuốc đem sắc lấy nước đặc rồi thêm đường cho dễ uống. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 1 thìa cà phê/lần, trẻ 4 – 6 tuổi uống 1,5 thìa, trẻ 7 – 9 tuổi uống 2 thìa, trẻ trên 10 tuổi uống 2,5 – 3 thìa cà phê/lần. Mỗi ngày uống 2 lần, kết hợp kiêng ăn chất tanh.

2. Cây mè đất chữa viêm họng, viêm xoang

Chuẩn bị: 20g cây mè đất, 20g lá bồ công anh, 16g cam thảo cùng 10g lá xạ can.

Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi cho tất cả vào ấm. Thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ. Thu lấy khoảng 200ml thuốc, bỏ bã. Chia đều thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

3. Cây mè đất chữa viêm da cơ địa, ghẻ ngứa

Chuẩn bị: 1 nắm mè đất tầm 100g.

Thực hiện: Vị thuốc trên đem đun lấy nước tắm. Kết hợp với giã lá mè đất bôi trực tiếp lên vùng da đang tổn thương.

4. Bài thuốc điều trị đau nhức răng

Chuẩn bị: Cây mè đất ở dạng tươi.

Thực hiện: Chỉ cần giã nát dược liệu và ngậm hằng ngày. Hoặc cũng có thể dùng dược liệu ở dạng khô sắc lấy nước thật đặc và dùng nước để ngậm.

5. Cây mè đất giúp bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan

Chuẩn bị: 15g mè đất ở dạng khô.

Thực hiện: Dùng được liệu sắc lấy nước uống thay nước lọc mỗi ngày.

6. Bài thuốc chữa tụ máu, bầm tím

Chuẩn bị: 1 nắm lá mè đất.

Thực hiện: Giã nát dược liệu rồi đắp trực tiếp vào vùng da đang bị tụ máu. Cần dùng băng gạc cột lại để giữ, mỗi ngày chỉ cần thực hiện 1 lần.

7. Bài thuốc chữa khí hư bạch đới

Chuẩn bị: 20g mè đất, 20g rễ cỏ xước, 20g rễ củ gai cùng 16g rễ bấn.

Thực hiện: Các vị thuốc trên rửa sạch rồi cho vào ấm. Thêm 1 lít nước đun trên lửa nhỏ lấy 300ml thuốc. Bỏ phần bã đi và chia nước thuốc thành 3 lần uống, sắc uống 1 thang/ngày.

Cây mè đất: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Cách dùng cây mè đất trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây mè đất

Mặc dù cây mè đất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.

Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua cây mè đất từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.

Cây mè đất là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa đến giảm viêm khớp, cây mè đất thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây mè đất. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây mè đất!

Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Từ ngàn đời nay, y học cổ truyền Việt Nam luôn đánh giá cao Tam Thất Bắc – một loại thảo dược thuộc họ nhân sâm, mọc chủ yếu ở các vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng. Trong đó, củ Tam Thất Bắc khô chính là phần được sử dụng phổ biến và có giá trị dược lý cao nhất. Nhờ chứa các hoạt chất quý hiếm như saponin, flavonoid, acid amin và nhiều vi chất vi lượng, củ Tam Thất Bắc khô nổi bật với các công dụng: bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống lão hóa hiệu quả.
7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ

7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ

Dưới đây là 7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ, một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Rau hẹ (Allium tuberosum) có vị cay, tính ấm, tác dụng bổ thận, trợ dương, ôn trung, hành khí, tán ứ, cầm máu, tiêu đờm…
Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Cây một dược là một loại thảo dược quý hiếm trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, cây một dược đã trở thành một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng, cách dùng cây một dược trị bệnh theo y học cổ truyền.

Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên

Cây đu đủ (Carica papaya) là loại cây ăn quả quen thuộc với người dân Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới trên thế giới. Không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cây đu đủ còn được xem là một “kho tàng dược liệu tự nhiên” với rất nhiều công dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao

Sởi là bệnh lây cấp tính do virut gây ra có thể lưu hành thành dịch (ôn dịch) thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt khi trẻ em làm tiếp xúc với đờm dãi, nước bọt của trẻ mang bệnh hay bệnh nhi ho bắn ra.
Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc quý Việt Nam luôn là khát khao của rất nhiều thế hệ thầy thuốc, lương y, nhằm nâng tầm dược liệu Việt Nam, góp phần chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho đông đảo người dân. Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024. Sức khỏe Việt có cuộc phỏng vấn TTND, GS.TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ  hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành

Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới
Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, Sử quân tử là một vị thuốc dân dã nhưng có giá trị đặc biệt trong điều trị giun đũa và hỗ trợ trẻ em thể trạng yếu, gầy còm, chậm phát triển. Với đặc tính an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng, cây thuốc này đã gắn bó với nhiều thế hệ người Việt trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe

Trong kho tàng dược liệu phong phú của Việt Nam, Thành ngạnh là một cái tên còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng lại được giới y học cổ truyền đánh giá cao về giá trị dược lý. Với thành phần chứa nhiều hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe, Thành ngạnh được xem là vị thuốc hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ hệ tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa một cách tự nhiên và an toàn.

Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?

Quả cóc (còn gọi là sấu gai, quả sổ, tên khoa học Spondias dulcis) vốn là loại trái cây quen thuộc với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trong các món ăn vặt như cóc dầm, cóc muối, hoặc đơn giản là ăn tươi chấm muối ớt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vị chua đặc trưng và lớp vỏ sần sùi của quả cóc lại là một “kho báu” dinh dưỡng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa lão hóa và kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?

Bưởi là loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Không chỉ giúp đẹp da, tăng sức đề kháng, bưởi còn hỗ trợ giảm cân, cải thiện tiêu hóa và làm giảm mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn bưởi, đặc biệt là những người mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng thuốc điều trị. Việc ăn bưởi trong những trường hợp này không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng

Trong kho tàng dược liệu của y học cổ truyền Việt Nam, cây Vàng đắng (tên khoa học Coscinium fenestratum) là một trong những vị thuốc nam quý hiếm, nổi bật với tác dụng hạ nhiệt, thanh nhiệt, giải độc và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý thường gặp như lỵ, sốt rét, đau mắt, tiêu hóa kém. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước...
Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều loài cây thuốc quý đã được phát hiện và ứng dụng hiệu quả vào việc hỗ trợ điều trị các bệnh nan y. Một trong những loài cây đang được chú ý gần đây là Ưng bất bạc, một loại cây dược liệu mọc tự nhiên ở các vùng núi rừng phía Bắc nước ta. Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại và kinh nghiệm dân gian, Ưng bất bạc không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan, mà còn chống oxy hóa mạnh, giúp nâng cao sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào

Củ khoai lang là một loại thực phẩm phổ biến, dễ trồng, dễ chế biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng chính của việc ăn khoai lang:
Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay

Trong kho tàng dược liệu tự nhiên phong phú của Việt Nam, cây Thông Thiên đang dần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn bởi những tác dụng quý báu đối với hệ tim mạch và một số chứng viêm ngoài da. Với đặc tính sinh học độc đáo cùng công dụng y học được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu dân gian và y học cổ truyền, cây Thông Thiên được coi là một trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về suy tim, viêm kẽ mô quanh móng tay và các vấn đề rối loạn tuần hoàn.
Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong kho tàng y học dân gian Việt Nam, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là loại thực phẩm – dược liệu quý không thể không nhắc đến. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn thanh nhiệt, quả mướp đắng còn được nhiều người sử dụng dưới dạng nước uống như một bài thuốc tự nhiên giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Vậy uống nước mướp đắng mỗi ngày có thực sự tốt không, và mang lại những lợi ích sức khỏe gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch

Trong kho tàng thực phẩm nhiệt đới của Việt Nam, quả mít không chỉ nổi bật với hương vị thơm ngon, ngọt ngào mà còn là một “kho báu” dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ít ai ngờ rằng, loại quả dân dã này lại sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch.
Bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan

Đặt vấn đề: Xơ gan là bệnh lý chỉ tình trạng xơ hóa và chết dần của các tế bào gan dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan này. Bệnh xơ gan trong Đông y được xếp vào nhóm các chứng hoàng đản, tích tụ hay hiếp thống. Căn bệnh này được chia làm nhiều thể với đặc điểm và phương pháp điều trị khác nhau.
THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG

Theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 70 cây thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; làm tài liệu hướng dẫn nhận biết cây thuốc trong việc phòng bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và là tài liệu truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đồng.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động