Cây tần bì: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Giới thiệu về cây tần bì
Cây tần bì có tên khoa học là fraxinus ornus, có thân gỗ nhẵn, màu xám, cao khoảng 12-15m. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về Việt Nam với mục đích chữa bệnh, thường được thu hái vào mùa xuân, bóc lấy vỏ thân, hoặc vỏ cành đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Lá tần bì là gì? Lá cây tần bì có hình lông chim màu xanh lục, mọc chen chúc nhau tạo thành hình gợn sóng rất ấn tượng. Hoa thường nở thành từng chùm trước khi lá rụng, không có cánh, hương thơm nhẹ nhàng. Hoa tần bì đực thường ngắn hơn hoa cái, chúng được thụ phấn nhờ gió. Quả tần bì mọc thành chùm, rộng 5-8mm, dài 2,4 - 4,5cm.
![]() |
Cây tần bì: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền |
Công dụng của cây tần bì
Theo y học cổ truyền
Tần bì vị chát đắng, tính mát có công năng lợi thấp, thu liễm, tiêu viêm.
Về vỏ thân, sách “Tứ Xuyên Trung được chí” ghi: Tính ấm, vị cay, có công năng trừ sốt rét, điều kinh, giải độc. Về là tần bì, sách “Quý Châu thảo dược” ghi: Tính mát, vị cay, có công năng hoạt huyết điều kinh, chỉ huyết, sinh cơ.
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống oxy hoá và tác dụng bảo vệ tác dụng chống lão hoá
Cao vỏ cây tần bì có tác dụng dọn gốc DPPH với IC50 là 50 microgram/ml. Esculetin là hợp chất có tác dụng dọn gốc tự do mạnh nhất.
Hoạt tính dọn gốc tự do của esculetin cũng được chứng minh là mạnh trong nguyên bào sợi của da người bị chiếu tia tử ngoại.
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên, các tác giả tin rằng chiết xuất vỏ cây tần bì và esculin, một thành phần của chiết xuất, rất hữu ích khi được sử dụng làm thành phần mỹ phẩm để ngăn chặn quá trình lão hóa.
![]() |
Công dụng của cây tần bì |
Liều dùng & cách dùng
Vỏ cây tần bì thường được dùng trị thấp nhiệt sinh lý, bạch đới, va chảy,viêm gan hoàng đản, viêm kết mạc, loét giác mạc, bệnh mắt bột. Ngày dùng 9 – 15 g dưới dạng sắc nước uống. Dùng ngoài với lượng vừa đủ.
Lá tần bì được dùng trị da bị dị ứng, mày đay, viêm da, nhọt mủ, vết thương chém chặt. Ngày dùng 3 đến 5 g dưới dạng sắc lấy nước uống. Dùng ngoài bằng cách lấy tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương.
Hoa tần bì được dùng trị ho, hen suyễn. Liều dùng mỗi ngày 6 đến 15 g dưới dạng sắc uống.
Quả tần bì được đốt thành than, ngâm vào nước khi còn nóng, lấy dịch nước uống trị đau dạ dày. Chất sáp trắng được tạo ra từ côn trùng ký sinh trên cây tần bì cũng được dùng làm thuốc.
![]() |
Cách dùng cây tần bì trị bệnh |
Cách dùng cây tần bì trị bệnh
Trị thấp nhiệt sinh lý, phụ nữ rong kinh, bạch đới
Vỏ rễ cây thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) 12 g, vỏ thân tần bì 16 g, vỏ sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
Trị hỏa bốc, mắt đỏ sưng đau
Hoàng liên ô rô, vỏ cây tần bì, mỗi vị 12 g, sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng cây tần bì
Mặc dù cây tần bì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.
Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua cây tần bì từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
Cây tần bì là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa đến bảo vệ gan và cải thiện sức khỏe xương khớp, cây tần bì thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây tần bì. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây tần bì!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ
14:31 | 04/06/2025 Y học cổ truyền

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội