Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo

Cây hồi đầu thảo là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng nổi bật, cây hồi đầu thảo không chỉ được biết đến như một vị thuốc mà còn là một nguyên liệu quý trong việc chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá công dụng của cây hồi đầu thảo, các bài thuốc chữa bệnh và những lưu ý cần thiết khi áp dụng trong điều trị.
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch hoa xà thiệt thảo Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây màng tang Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây dương xuân sa Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh của cây tế tân trong y học cổ truyền Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây chạc chìu Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ trảo

Đặc điểm của cây hồi đầu thảo

Cây hồi đầu thảo hay còn có các tên gọi khác là thủy điền thất, cỏ vùi đầu hoặc vùi sầu, vạn bốc. Tên gọi theo dân tộc Tày là mần tảo lấy, còn theo dân tộc Thái là bơ bĩa mến. Tên khoa học là Tacca plantaginea (Hance) Drenth, thuộc họ râu hùm (Taccaceae).

Hồi đầu thảo là một loại thực vật thân thảo, có chiều cao trung bình từ 20 - 30cm, với các đặc điểm rễ, lá, hoa, quả như sau:

Rễ: Rễ mọc cong lên, phình thành củ, có hình giống quả trứng hoặc tròn, không có thân. Lúc đầu, ruột của phần củ có màu vàng và mùi hăng giống nghệ, sau đó khô lại thì chuyển sang màu be nhạt, không còn mùi hăng và lại có mùi thơm giống như cây tam thất, vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn với cây tam thất.

Lá: Có hình giống trái xoan, mọc thẳng từ rễ và có khoảng 6 - 10 lá. Lá dài khoảng 20cm, rộng 7 - 10cm. Phần mép lá của cây hồi đầu thảo có hình gợn sóng, mép men theo phần cuống và xòe ra thành bẹ ở phần gốc, còn phần đầu thì thuôn dài thành mũi nhọn. Cuống lá dài từ 5 - 7cm, mặt trên của lá có màu xanh bóng còn mặt dưới có màu xanh nhạt.

Hoa: Mọc thành từng cụm ở kẽ lá.

Quả: Quả của cây hồi đầu thảo là dạng quả nang, hình thoi, nang mở không đều ở đỉnh, có hạt nhỏ. Quả có màu nâu, thân quả có nếp nhăn chiều dọc.

Về phân bố, cây hồi đầu thảo thường mọc hoang ở vùng núi thuộc các nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, hồi đầu thảo mọc nhiều ở vùng núi các tỉnh phía Bắc, những nơi ven suối, không khí ẩm và mát.

Mùa xuân hoặc thu là thời điểm tốt nhất để trồng cây hồi đầu thảo. Nếu trồng vào mùa xuân thì đến mùa hè hoặc mùa thu là có thể thu hoạch được. Sau khi thu hoạch, phần thân và rễ được mang đi cắt bỏ những rễ con và lá, rửa sạch rồi sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần củ thường được ủ đến khi mềm rồi cắt lát mỏng tẩm với gừng, sao vàng rồi mới sử dụng.

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo

Thành phần hóa học

Trong Hồi đầu thảo có 1.12 đến 1.14% diosgenin. Ngoài ra, còn có các saponin Taccaoside, SSPH I

Công dụng của cây hồi đầu thảo trong y học cổ truyền

Hồi đầu thảo có vị đắng, the nhẹ và tính bình. Về thành phần hóa học, các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất saponin steroid có trong rễ cây, sau khi mang thủy phân thì thu được chất diosgenin và có hàm lượng trung bình khoảng 1,12 - 1,14%.

Cây hồi đầu thảo có những tác dụng sau:

Tăng cường tiêu hóa, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy.

Điều hòa kinh nguyệt, bổ huyết, làm tan máu ứ

Chữa suy nhược thần kinh

Chữa đau thần kinh tọa, thấp khớp, đau nhức toàn thân

Chữa vàng da do viêm gan

Chữa huyết áp cao

Liều dùng cây hồi đầu thảo:

Dạng viên, bột: 2 - 4g

Dạng khô: 6 - 12g sắc nước uống

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo
Công dụng của cây hồi đầu thảo trong y học cổ truyền

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo

Với những công dụng trên, hồi đầu thảo là thành phần của nhiều bài thuốc quý dùng để chữa bệnh, bao gồm:

Chữa ít kinh, huyết xấu, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ: Tán bột 10g hồi đầu thảo để pha với nước ấm uống mỗi ngày, dùng trong vòng 10 ngày liên tiếp sau khi hành kinh 2 tuần. Nếu bị tắc kinh nguyệt thì dùng 20g bột hồi đầu thảo pha với rượu và uống 2 lần/ngày.

Chữa các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, tá tràng, ăn không tiêu, đau tức bụng: Tán bột 6 - 10g hồi đầu thảo để pha với nước ấm uống mỗi ngày, lưu ý không dùng rượu và giấm trong giai đoạn này. Uống 3 lần trong ngày và sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút.

Chữa cao huyết áp ở phụ nữ: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm 20g hồi đầu thảo, 18g hương phụ tử. Uống 3 lần/ngày.

Chữa suy nhược thần kinh: Rửa sạch phần củ, sau đó ngâm nước đến khi mềm thì cắt lát mỏng, cho vào 1 lít nước nấu cùng, đến khi còn 500ml nước thì lấy uống 3 lần/ngày. Bài thuốc này cũng giúp hạ huyết áp rất tốt.

Chữa mụn nhọt, sưng tấy: Giã tươi toàn bộ cây và phần rễ củ của cây hồi đầu thảo, cho thêm giấm hoặc nước vào giã cùng để vắt lấy nước uống, còn phần bã đắp vào vết thương.

Chữa đau nhức toàn thân: Rễ củ cây hồi đầu thảo sau khi được rửa sạch, phơi khô thì mang ngâm với rượu gạo 40 trong 1 tháng. Uống 2 ly nhỏ/ngày trong mỗi bữa ăn để chữa đau nhức toàn thân.

Cây hồi đầu thảo được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta, là loại dược liệu quý của người dân tộc Tày, Thái với công dụng chữa kinh nguyệt ở phụ nữ và tăng cường tiêu hóa.

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hồi đầu thảo

Lưu ý khi sử dụng cây hồi đầu thảo

Mặc dù cây hồi đầu thảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng cây hồi đầu thảo cho mục đích điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc khác.

  • Kiểm tra dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong cây hồi đầu thảo. Hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi.

  • Không lạm dụng: Sử dụng cây hồi đầu thảo với liều lượng hợp lý để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Cây hồi đầu thảo là một loại thảo dược quý giá trong y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Từ việc chống viêm, hỗ trợ gan, tăng cường miễn dịch đến làm đẹp da, cây hồi đầu thảo xứng đáng được biết đến và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm hiểu và sử dụng cây hồi đầu thảo một cách hợp lý để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Điều trị di chứng tai biến mạch máu não bằng phương pháp y học cổ truyền

Điều trị di chứng tai biến mạch máu não bằng phương pháp y học cổ truyền

SKV- Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị vốn là thế mạnh của y học hiện đại, song y học cổ truyền lại rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính hoặc di chứng do tai biến mạch máu não. Phát huy thế mạnh này, những năm qua, điều trị bệnh tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã và đang mang lại hiệu quả cao, góp phần hỗ trợ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh
Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Trong bối cảnh bảo vệ đa dạng sinh học và tuân thủ pháp luật, việc chuyển đổi từ dược liệu động vật hoang dã (ĐVHD) sang dược liệu thực vật trong y học cổ truyền đang ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu.
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của Hội Nam Y Việt Nam nói chung và Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường nói riêng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị y học cổ truyền dân tộc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau

Trong kho tàng phong phú của y học cổ truyền Việt Nam, cây Hoắc hương (tên khoa học: Pogostemon cablin) được biết đến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Từ hàng trăm năm nay, cây thuốc này đã được sử dụng để giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Không chỉ được ưa chuộng trong Đông y, tinh dầu Hoắc hương ngày nay còn được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được con người phát hiện, nghiên cứu và sử dụng hàng ngàn năm để điều trị các chứng bệnh nan y. Trong số đó, Xuyên phá thạch là một dược liệu nổi bật với công năng tiêu uất, hoạt huyết, thông kinh, trừ đờm và chỉ khái. Đặc biệt, vị thuốc này được dùng hiệu quả trong các trường hợp đau lưng, đau nhức gối, ho ra máu và lao phổi – những chứng bệnh mãn tính thường gặp, nhất là ở người cao tuổi hoặc người suy nhược thể trạng.
Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, Đông trùng hạ thảo được xếp vào nhóm “thần dược” với nhiều công dụng vượt trội đối với sức khỏe con người. Không chỉ là một vị thuốc quý hiếm trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, Đông trùng hạ thảo còn được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu

Cây nhàu (danh pháp khoa học: Morinda citrifolia), còn được gọi là cây ngao, nhàu núi hay cây ngái rừng, là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, có mặt ở nhiều vùng nhiệt đới, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ nổi bật với khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cây nhàu còn được xem là "thần dược" hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mãn tính nhờ các đặc tính sinh học đặc biệt. Trong dân gian và y học hiện đại, nhàu được ghi nhận với nhiều công dụng, trong đó nổi bật là hỗ trợ ổn định huyết áp cao, điều hòa kinh nguyệt, và tác dụng kháng viêm hiệu quả.
Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng

Mướp đắng, còn gọi là khổ qua, là loại quả quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon và thanh mát, mướp đắng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền lẫn hiện đại. Từ hàng trăm năm nay, dân gian đã biết tận dụng quả mướp đắng như một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp da. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về công dụng y học và cách dùng mướp đắng như một vị thuốc quý dễ tìm.
A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng

A Nguỳ là một loại thảo dược có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Từ lâu, A Nguỳ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về công dụng của A Nguỳ trong việc chữa trị các triệu chứng này và cách sử dụng hiệu quả.

Các tin khác

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho

An Nam Tử còn có tên là lười ươi, hạt ươi, đại hải, đại đồng quả và nhiều tên kháclà một loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho, An Nam Tử đã được sử dụng từ lâu để cải thiện sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không

Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong mùa hè. Với tính mát, nhiều chất nhầy, giàu vitamin A, C, sắt, canxi, rau mồng tơi có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, làm đẹp da, và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn rau mồng tơi một cách thoải mái. Có một số bệnh và tình trạng sức khỏe đặc biệt cần lưu ý hoặc thậm chí phải kiêng loại rau này để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Dưới đây là những trường hợp không nên ăn rau mồng tơi:
Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm

Trong kho tàng dược liệu của y học cổ truyền Việt Nam, cây Khổ sâm là một trong những vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh, được sử dụng từ lâu đời để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, da liễu, tim mạch và viêm nhiễm. Với tên gọi có phần "gai góc", Khổ sâm mang trong mình những đặc tính dược học mạnh mẽ, đáng để khám phá và ứng dụng rộng rãi trong thực hành y dược hiện đại.
Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, cây Đại hồi (còn gọi là đại hồi hương, tên khoa học Illicium verum) là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến từ xa xưa. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực, đại hồi còn có nhiều công dụng dược lý, đặc biệt hữu hiệu trong điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, đầy bụng, nôn mửa và cảm hàn.
Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa

Trong kho tàng dược liệu phong phú của y học cổ truyền Việt Nam, cây Ô môi (tên khoa học: Cassia grandis) là một trong những loài thực vật quý có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Với hình dáng đặc trưng cùng những chùm hoa hồng tươi rực rỡ vào mùa xuân, cây Ô môi không chỉ là biểu tượng cảnh quan đẹp mắt mà còn là vị thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa một cách tự nhiên, an toàn.
Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người

Rau ngót từ lâu đã được xem là một loại rau lành tính, bổ dưỡng, phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Với vị ngọt mát, giàu vitamin C, canxi và sắt, rau ngót thường được dùng để giải nhiệt, bổ huyết, hỗ trợ phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại rau này một cách tùy tiện. Dưới đây là những nhóm người không nên hoặc cần thận trọng khi ăn rau ngót, để tránh những tác dụng không mong muốn.
Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, nhiều loại cây cỏ quen thuộc lại mang trong mình những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Một trong những loại dược liệu quý được lưu truyền và sử dụng từ lâu đời chính là cây Đinh hương – loài cây không chỉ nổi tiếng bởi hương thơm đặc trưng mà còn bởi công dụng chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là phong thấp, đau nhức xương khớp và tê mỏi chân tay.
Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa

Từ ngàn đời nay, y học cổ truyền Việt Nam luôn đánh giá cao Tam Thất Bắc – một loại thảo dược thuộc họ nhân sâm, mọc chủ yếu ở các vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng. Trong đó, củ Tam Thất Bắc khô chính là phần được sử dụng phổ biến và có giá trị dược lý cao nhất. Nhờ chứa các hoạt chất quý hiếm như saponin, flavonoid, acid amin và nhiều vi chất vi lượng, củ Tam Thất Bắc khô nổi bật với các công dụng: bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống lão hóa hiệu quả.
Tác dụng dược lý của Mộc hoa trắng

Tác dụng dược lý của Mộc hoa trắng

Trong kho tàng dược liệu cổ truyền của Việt Nam, có một loài cây thảo dược được ví như “khắc tinh” của các bệnh lý đường ruột, đặc biệt là viêm đại tràng và kiết lỵ – đó chính là cây Mộc hoa trắng. Từ lâu, loại cây này đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ công dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và điều hòa tiêu hóa.
Nụ Hoa Tam Thất Bắc – Món quà từ thiên nhiên giúp ngủ ngon, ổn định tim mạch và huyết áp

Nụ Hoa Tam Thất Bắc – Món quà từ thiên nhiên giúp ngủ ngon, ổn định tim mạch và huyết áp

Trong kho tàng dược liệu quý của Việt Nam, Tam Thất Bắc từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” của núi rừng Tây Bắc, không chỉ bởi giá trị y học mà còn bởi khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Trong đó, nụ hoa Tam Thất Bắc – phần tinh túy nhất của cây Tam Thất – đang ngày càng được ưa chuộng nhờ những công dụng nổi bật: hỗ trợ giấc ngủ, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch và nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động