Đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con người
Những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng Top 5 loại rau được CDC Hoa Kỳ đánh giá "giàu dinh dưỡng nhất" |
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Luật An toàn thực phẩm đã quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, để đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển con người.
Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP năm 2016 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Sau 7 năm thực hiện, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng cho thấy, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng còn cao, nhất là i-ốt, kẽm, sắt, vitamin A.
![]() |
Đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con người. Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt và rất cần có biện pháp can thiệp trong cộng đồng, đảm bảo người dân Việt Nam không thiếu hụt vi chất này.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, để khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng theo khuyến cáo của WHO, tại Quyết định 53/2024/QĐ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu và đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 09/2016/NĐ-CP.
Đến nay, hồ sơ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định này cơ bản đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
Theo TS Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tình trạng thiếu i-ốt, sắt, kẽm… ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ em, bà mẹ, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, i-ốt là nguyên nhân gây suy giảm trí tuệ ở trẻ và liên quan đến các nguy cơ sức khỏe khác như thai chết lưu, sảy thai ở phụ nữ. Thiếu sắt khiến thai nhi phát triển kém, thiếu kẽm gây suy yếu sự phát triển và tăng tỷ lệ mắc, nguy cơ mắc tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính và tử vong ở trẻ em.
TS Loland Kupka cũng cho biết, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia xảy ra tình trạng thiếu i-ốt trong nhóm ưu tiên như phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, trẻ trong độ tuổi đi học. Thống kê cho thấy, mới chỉ có 27% muối ăn sử dụng trong các hộ gia đình tại Việt Nam có sử dụng i-ốt theo khuyến cáo.
"Tại Việt Nam, cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn. Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối, để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam", TS Loland Kupka nhấn mạnh.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, sau 7 năm thi hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đạt chuẩn đã giảm.
Trong đó, tỷ lệ trẻ em trên cả nước sử dụng i -ốt ở mức nguy cơ dưới khuyến cáo của tổ chức WHO, đặc biệt tỷ lệ này rất thấp ở trẻ em miền núi (không đạt theo khuyến cáo). Tỷ lệ này còn ghi nhận ở nhóm phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt gần một nửa) và hộ gia đình chỉ đạt 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là 90%.
Tình trạng thiếu sắt, kẽm, vitamin A, huyết thanh cũng vẫn xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là thiếu các vi chất này ở phụ nữ và trẻ em, đối tượng nhạy cảm và cần được bổ sung nhiều nhất.
Vì vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mạnh mẽ việc cần tiếp tục thực hiện biện pháp tăng cường i-ốt vào muối để ăn trực tiếp và trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A vào dầu ăn, để đảm bảo phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Đây là biện pháp hiệu quả và bền vững.
TS Trần Anh Dũng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng cho biết, một số doanh nghiệp lo ngại tác động về mặt kinh tế khi đưa vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ làm tăng giá bán, tạo sự canh tranh với những doanh nghiệp không bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, qua phương pháp điều tra đánh giá tác động về mặt kinh tế, pháp luật cũng như thủ tục hành chính thì phương án bắt buộc tăng cường các vi chất vào muối và bột mì là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn phương án khuyến khích, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng một cách đáng báo động ở nước ta.
Tại hội thảo, các đại biểu nghe và thảo luận một số nội dung như: các bằng chứng quốc tế liên quan đến tác hại sức khỏe do thiếu vi chất và sự cần thiết bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; các chiến lược can thiệp phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng thành công và khuyến nghị đối với Việt Nam; thực trạng thiếu i-ốt toàn cầu và khuyến nghị bắt buộc tăng cường i- ốt vào muối ăn và sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm; báo cáo tổng kết 7 năm thi hành Nghị định 09/2016/ND-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ; báo cáo đánh giá tác động chính sách bắt buộc tăng cường i-ốt vào muối, sắt, kẽm vào bột mì… |
Tin liên quan

Bộ Y tế cam kết về chất lượng thuốc tại bệnh viện
14:58 | 18/06/2025 Tin tức

THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn
15:11 | 18/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Dự báo thời tiết ngày 18/6/2025: Có mưa rào và dông rải rác
05:05 | 18/06/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Huyệt Nhân Trung - Huyệt vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe
10:07 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa ù tai: Phương pháp tự nhiên hiệu quả được nhiều người áp dụng
10:06 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Những công dụng của cây bạch cập
10:01 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn
23:04 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền
18:36 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội