Hướng dẫn cách massage đầu giúp giảm đau đầu hiệu quả, nhanh chóng
Đau đầu là gì?
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thỉnh thoảng đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu.
Đau nhức đầu có nhiều cường độ và tính chất khác nhau. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, đau dữ dội, đau nhói hoặc đau châm chích ở đầu. Cơn đau phát triển dần dần hoặc đột ngột, kéo dài từ vài phút đến vài ngày.
Nguyên nhân gây đau đầu
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát.
Đau đầu nguyên phát
Đau đầu nguyên phát: chiếm 90% nguyên nhân gây đau. Đau đầu nguyên phát không do nguyên nhân thực thể, không do tổn thương cấu trúc não bộ. Nhóm đau đầu nguyên phát bao gồm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là:
- Đau nửa đầu Migraine
- Đau do căng cơ
- Đau từng cụm
Các loại đau đầu nguyên phát khác như: đau khi gắng sức, khi ngủ, đau nửa đầu liên tục…
Hoạt động hóa học trong não, các dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh hộp sọ hoặc các cơ ở vùng đầu cổ có thể đóng vai trò trong chứng đau đầu nguyên phát.
Một số cơn đau nguyên phát có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống, bao gồm:
- Uống nhiều rượu, bia, đồ uống chứa caffein
- Có sự thay đổi trong việc ăn uống, ngủ nghỉ
- Có chuyện đau buồn, lo lắng
- Căng thẳng liên quan đến gia đình và bạn bè, công việc hoặc trường học.
- Đứng, ngồi sai tư thế ảnh hưởng lên mắt, cổ hoặc lưng
- Ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc thời tiết thay đổi.
Tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh. Khi cả cha và mẹ đều có tiền sử mắc chứng đau nửa đầu, thì 70% khả năng con của họ cũng sẽ mắc chứng bệnh này.
Đau đầu thứ phát
- Đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý cụ thể gây ra, bao gồm:
- Đau do bệnh thần kinh như chấn thương sọ não, u não, bệnh màng não – mạch máu não, hội chứng tăng áp lực nội sọ…
- Đau do bệnh toàn thân: say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, nhiễm độc…
- Đau do bệnh nội khoa: bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, thiếu máu…
- Đau do các bệnh chuyên khoa khác: Bệnh về mắt, tai mũi họng, cơ xương khớp, nha khoa…
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
![]() |
Hướng dẫn cách massage đầu giúp giảm đau đầu hiệu quả, nhanh chóng |
Hướng dẫn cách massage đầu giúp giảm đau đầu
Dưới đây là các cách massage đầu giảm đau đầu dựa trên tác động đến các huyệt đạo quan trọng, không chỉ giảm đau nửa đầu tức thời mà về lâu dài còn có thể khiến căn bệnh này biến mất:
Cách massage giảm đau đầu từ huyệt Thái dương đến huyệt Ấn đường
- Huyệt Thái dương có vị trí nằm giữa chân mày và góc ngoài của mắt, tại vị trí lõm vào phía sau khoảng 2cm;
- Huyệt Ấn đường nằm ở trán, chính giữa 2 đầu lông mày.
Đây là 2 vị trí massage quen thuộc trong những cách massage giảm đau đầu mỗi khi chúng ta bị đau đầu. Đầu tiên, đặt ngón trỏ và ngón giữa vào 2 bên huyệt Thái dương, sau đó ấn xuống với lực nhẹ và bắt đầu chuyển động massage theo vòng tròn và di chuyển xuống huyệt Ấn đường rồi dừng lại, quay trở về điểm bắt đầu và lặp lại khoảng 10 - 15p, có thể làm nhiều lần trong ngày.
Khi thực hiện cách massage đầu giảm đau đầu cần nhớ dùng lực nhẹ nhàng nhưng phải đều tay, không để móng tay ấn vào da. Nếu có thể thêm 1 chút dầu gió vì bóp đầu giảm đau đầu hiệu quả, bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể kết hợp với hít thở sâu để đạt hiệu quả tốt nhất.
Massage huyệt Thiên trụ nằm ở sau gáy
Hai huyệt Thiên trụ cps vị trí nằm song song với nhau ở phía sau gáy, ngay đáy hộp sọ và ở giữa hai cơ cổ dọc. Việc massage huyệt Thiên trụ sau gáy cho tác dụng trị đau nửa đầu
Nếu bệnh nhân tự massage, hãy dùng 2 ngón trỏ hoặc kết hợp ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào 2 điểm huyệt cùng 1 lúc, kết hợp với việc tạo lực ấn hướng lên trên và giữ trong 10 giây sau đó hả lỏng khoảng 3 - 5 giây, lặp lại động tác trên trong khoảng 10 - 15 phút. Nếu bạn thực hiện động tác này cho người khác, hãy dùng 2 ngón cái và thực hiện tương tự như khi tự massage, thực hiện 2 - 3 lần/ngày và nên làm trước khi đi ngủ, có thể kết hợp bóp đầu giảm đau đầu, nghe nhạc thư giãn.
Cách massage giảm đau đầu từ huyệt Kiên tỉnh ở vai
Huyệt Kiên tỉnh nằm trên đường mép vai, ở chính giữa bờ vai và phần cổ của bạn. Không chỉ giúp làm giảm ngay cơn đau nửa đầu, bấm huyệt Kiên tỉnh còn giúp chữa mỏi vai, gáy, điều trị tình trạng cứng cổ, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, tuyệt đối không ấn huyệt Kiên tỉnh ở phụ nữ có thai vì động tác này có thể gây sảy thai.
Cách massage giảm đau đầu này rất đơn giản, đầu tiên cần thả lỏng tay bên cần bấm huyệt sau đó sử dụng ngón tay cái hoặc ngón giữa xoa bóp huyệt theo chuyển động tròn trong 1 phút. Nên nghỉ khoảng 5 giây rồi đổi vai, đổi tay và thực hiện tương tự trong 15 - 20 phút, mỗi ngày làm 1 - 2 lần.
Cách massage đầu giảm đau đầu tại huyệt Hợp cốc trên bàn tay
Y học cổ truyền cho rằng huyệt Hợp cốc là huyệt chủ trị của vùng đầu, mặt, cổ. Khi ta bấm huyệt này sẽ làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, giảm các chứng đau đầu do căng cơ, căng thẳng, mất ngủ. Huyệt hợp cốc nằm ở giữa ngón trỏ và ngón cái.
Trước khi thực hiện cách massage đầu giảm đau đầu này ta nên thực hiện nắm và xòe bàn tay 5 - 10 lần để thả lỏng, sau đó sử dụng ngón trỏ và ngón cái của tay trái để bấm mạnh vào huyệt Hợp cốc trên tay phải trong 10 giây. Tiếp theo sủ dụng nùng ngón cái day nhẹ trên huyệt, xoa theo vòng tròn, mỗi chiều xoa bóp trong 10 giây. Nghỉ khoảng 5 giây sau đó lặp lại quá trình xoa bóp trên đối với tay còn lại, thực hiện massage trong 10 - 30 phút/lần, nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cơn đau đầu ập đến.
Ngoài ra, bấm huyệt Hợp cốc còn có khả năng trị mất ngủ, sốt cao, cảm mạo, ù tai, ra mồ hôi trộm, liệt dây thần kinh số 7, đau răng hàm... Tuy nhiên, tuyệt đối không thực hiện bấm huyệt này với phụ nữ có thai do có thể gây co bóp tử cung và sảy thai.
Cách massage giảm đau đầu nhờ ấn huyệt Nghinh hương trên
Huyệt nghinh hương là 2 điểm đối xứng nằm ở 2 bên sống mũi tính từ mắt. Huyệt nằm ở vị trí điểm lõm giữa mũi và xương má vì vậy khi bấm huyệt nghinh hương có thể giúp thông xoang, giảm đau răng, giảm đau đầu, xua tan đi các căng thẳng, mệt mỏi.
Massage tại huyệt Phong Trì sau đầu để giảm đau đầu
Có thể giảm đau đầu bằng cách ấn vào huyệt sau đầu Phong trì với lực đạo vừa phải. Khi massage và bấm huyệt này sẽ giúp bệnh nhân giảm tình trạng nghẹt mũi, đau mắt, nhức đầu, hỗ trợ điều trị đau nửa đầu migraine, đau đầu do viêm xoang...
Cách massage giảm đau đầu, bấm huyệt tại điểm Shuai-gu
Huyệt Shuai gu nằm ở vị trí khoảng 2cm – 3cm tính từ đường viền mọc tóc, nơi có điểm lõm nhỏ. Tác động lực vừa phải vào điểm huyệt này giúp bệnh nhân giảm đau đầu siêu nhanh và hiệu quả. Phương pháp ấn vào huyệt này còn giúp vùng cơ mắt được thư giãn, giảm căng, nhức mắt.
Tìm hiểu thêm: Viên uống bổ não NuBrain hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não
Những lưu ý khi massage đầu
Không nhấn quá mạnh: khi massage, hãy chú ý không nhấn quá mạnh vào các điểm nhạy cảm để tránh gây đau thêm.
Ngừng ngay nếu cảm thấy đau: nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình massage, hãy ngừng ngay lập tức.
Thực hiện đều đặn: để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện massage đầu đều đặn, đặc biệt là khi cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Massage đầu là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau đầu nhanh chóng. Bằng cách thực hiện các bước massage đúng cách, bạn có thể giảm thiểu cơn đau và cải thiện tâm trạng của mình. Hãy thử áp dụng các kỹ thuật massage này ngay hôm nay để cảm nhận sự khác biệt!
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội