Vấn nạn quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh
Cụ thể, Cục ATTP cho biết, trong thời gian vừa qua trên các đường link:
-https//bcare.vn/shop/vien-uong-bao-xuan-gold-30-vien-can-bang-noi-tiet-30-50-tuoi-53.html;
-http//vangiaan.vn/san-pham/vien-uong-bao-xuan-gold-nam-duoc/;
-https//giuginsuckhoe.com/?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=ga1&gclid=Cj0KCQjwr82iBhCuARIsAO0EAZxjKq_bMvBDDrLFSi07b-u7CHai_hyD5Vi4J0gII2c3IlRSatrp8OgaAi2_EALw_wcB;
-https//nhathuoclongchau.com.vn/thuc-pham-chuc-nang/ha-ap-ich-nhan-on-dinh-huyet-ap-ngua-tai-bien-530.html
đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Xuân Gold, Bảo Xuân 50+, Hạ áp ích nhân quảng cáo vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
Tại buổi làm việc ngày 12/05/2023, Đại diện Công ty TNHH Nam Dược chịu trách nhiệm đăng ký bản Công bố sản phẩm và đại diện Công ty TNHH dược phẩm Ích Nhân Công ty đăng ký xác nhận nôi dung quảng cáo sản phẩm khẳng định đến thời điểm hiện tại 02 Công ty không thực hiện, không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân nào quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Xuân Gold, Bảo Xuân 50+, Hạ áp ích nhân tại các đường link nêu trên.
Hiện tại, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.
Cục ATTP cũng khuyến cáo trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Xuân Gold, Bảo Xuân 50+, Hạ áp ích nhân trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Đối với trường hợp trên, Luật sư Ngô Mạnh Tân - Công ty luật An Hoàng Gia, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội chia sẻ quan điểm như sau:
Luật sư Ngô Mạnh Tân - Công ty luật An Hoàng Gia, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. |
Việc quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh từ lâu được xem như vấn nạn; thỉnh thoảng Cục ATTP lại phát đi cảnh báo về một sản phẩm nào đó có nội dung vi phạm như trên. Trên thực tế, nhiều hành vi vi phạm đã bị phát hiện, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã phải chịu phạt. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn tiếp diễn, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng và xã hội.
Pháp luật hiện hành cũng có hành lang pháp lý quy định cụ thể về các hành vi vi phạm nêu trên. Tại điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Mức phạt tiền với cá nhân, doanh nghiệp có hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Theo đó mức phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (với cá nhân) và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (với doanh nghiệp).
Ngoài ra doanh nghiệp có hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh có thể bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng. Trường hợp vi phạm từ 02 lần trở lên thời hạn tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là 06 tháng (Khoản 5 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP), Luật sư Tân nói.
Với những chiêu trò quảng cáo “thần thánh” như vậy, không ít người đã bỏ khá nhiều tiền mua với niềm tin sẽ chữa khỏi bệnh, nhưng kết quả nhận được là sự thất vọng. Nguy hiểm hơn, rất nhiều bệnh nhân đã không đến cơ sở y tế để điều trị vì tin tưởng và sử dụng thực phẩm chức năng khiến thời điểm điều trị hiệu quả nhất bị bỏ lỡ đáng tiếc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của bản thân. Bên cạnh đó người tiêu dùng cần thường xuyên theo dõi các thông tin, khuyến cáo để biết thông tin về những sản phẩm quảng cáo sai sự thật và không mua, sử dụng các sản phẩm này.
Cùng chuyên mục
Gia Lai: Đội Quản lý thị trường số 7 thực hiện có hiệu quả kế hoạch về cao điểm thuốc lá
16:06 | 17/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Kon Tum: Chấn chỉnh công tác báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
17:23 | 16/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Vì sao Bộ Y tế thu hồi khẩn cấp kem nám 3 in 1 của SH Today Hai Duong Cosmetics?
10:58 | 16/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm SH Today Hải Dương Cosmetics
08:54 | 16/01/2025 Tin tức
Lâm Đồng: Không đồng ý cấp giấy phép hoạt động cho Hệ thống Nha khoa Thành Đạt Sài Gòn - Lộc An
13:31 | 13/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
TP.HCM diễn tập xử lý tình huống cháy nổ, cứu nạn tại nơi tập trung đông người
09:34 | 12/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tổng kết công tác Quản lý thị trường
12:55 | 11/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Nông: Kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025
20:51 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Nông: Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn hơn 10 nghìn tỷ đồng
20:50 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
17:25 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Tự xưng bác sĩ, tư vấn sức khoẻ online gây náo loạn, lừa đảo bán thực phẩm chức năng
14:56 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt đối tượng đâm chết bạn tại cơ sở cai nghiện ma túy
10:24 | 06/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Vì sao sản phẩm của Obagi Việt Nam bị thu hồi trên toàn quốc?
15:39 | 04/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi sản phẩm Obagi-C Fx C-Clarifying Serum do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
09:41 | 03/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng thu mua rau, củ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
16:50 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt giữ đối tượng vận chuyển 3 cá thể khỉ từ Khánh Hoà về Đắk Lắk tiêu thụ
16:49 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
3 ngày trước Hoạt động hội
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
12-01-2025 20:00 Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
10-01-2025 08:03 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội