Các cách trị đau mắt đỏ bằng bài thuốc dân gian
Quan niệm của Y học cổ truyền về đau mắt đỏ
Nhãn khoa của Y học cổ truyền đã ghi chép từ đời Tống và đặt thành một chuyên khoa. Về sau trên cơ sở ấy các chuyên gia nghiên cứu và bổ sung thêm.
Y học cổ truyền gọi tên các biểu hiện triệu chứng trong đau mắt đỏ là hồng nhân, hỏa nhân, phong hỏa nhiệt nhãn, phong huyền xích lạn. Nếu lây lan thành dịch gọi là Bạo phong khách nhiệt.2
Các biểu hiện của viêm kết mạc phần nhiều thuộc về thực nhiệt (đỏ mắt, chất tiết mủ, sung huyết, xuất huyết), thấp (nếu có phù kết mạc). Kết hợp với phong tà từ bên ngoài làm cho mắt đỏ, chảy nước mắt, nhiều ghèn, nặng thì đau ngứa nhặm.
![]() |
Các cách trị đau mắt đỏ bằng bài thuốc dân gian |
Một số bài thuốc trong Y học cổ truyền
Viêm kết mạc cấp tính
Đau mắt đỏ mới mắc phải thì dùng pháp điều trị Thanh nhiệt ở Phế, Vị, Can, Khu phong tà.
Bài thuốc 1: Kim ngân hoa 16g, Chi tử 12g, Hoàng đằng 8g, Chút chít 2g, Kinh giới 12g, Bạc hà 6g, Lá dâu 16g, Cúc hoa 12g.
Bài thuốc 2: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Chi tử 8g, Hoàng cầm 12g, Bạc hà 6g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 6g.
Tất cả các vị dùng làm thuốc thang để sắc uống, ngày 01 thang, chia hai lần.
Kim ngân hoa là vị thuốc kê đơn trong trường hợp đau mắt đỏ cấp tính
Kim ngân hoa là vị thuốc kê đơn trong trường hợp đau mắt đỏ cấp tính
Viêm kết mạc dị ứng theo mùa
Đau mắt đỏ xảy ra khi đến mùa xuân hoặc lúc giao mùa thì dùng pháp điều trị Khu phong thanh nhiệt lợi thấp.
Bài thuốc: Phòng phong 12g, Bạc hà 8g, Kinh giới 12g, Cúc hoa 8g, Lá dâu 16g, Hoàng đằng 12g, Nhân trần 12g, Xa tiền 12g, Mạn kinh tử 12g.
Tất cả các vị đều làm thuốc thang để sắc uống, ngày 01 thang, chia hai lần.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị chua hơi cay, mùi tanh nhẹ của cá. Rau diếp cá tính mát hơi có độc. Rau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng sát trùng. Diếp cá được dùng trị táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, trẻ em mắc sởi, đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn, viêm ruột,…
Trong trường hợp bị đau mắt đỏ dùng 20 – 40 gam lá tươi, giã nhỏ sau đó ép thuốc giữa hai miếng giấy lọc sạch. Người bệnh nằm hoặc ngồi ngửa đầu, nhắm mắt rồi đắp miếng giấy thuốc lên.
![]() |
Rau diếp cá |
Cây sống đời
Cây sống đời có vị ngọt nhạt, hơi nhớt, vị hơi chua, tính mát, có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau. Lá dùng để chữa bỏng, vết thương, đau mắt đỏ, lở ngứa, chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, trĩ, làm dịu da,… Ngày dùng 20 – 40 gam lá tươi, nấu thành nước uống, hoặc đắp ngoài da. Nếu dùng để chườm đắp ngoài thì cách làm giống như rau diếp cá.
Lá trầu không
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm. Trầu không quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Cây có tác dụng trừ phong thấp, trừ hàn lạnh, tiêu đờm, tiêu viêm, tính sát trùng diệt khuẩn.
Lá trầu thường được dùng để nấu nước hoặc giã nát dùng ngoài da. Tác dụng để đánh gió trừ cảm mạo, băng bó bong gân,… Các chế phẩm dược từ trầu không làm nước tắm, nước súc miệng, trị đau bụng kinh,…
Về công dụng khi dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ thì hiện tại chưa ghi nhận. Do đó, không khuyến cáo người bệnh đau mắt đỏ sử dụng phương pháp này.
Nha đam
Nha đam hay tên khác là lô hội. Cây có vị đắng tính hàn quy vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại tràng. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, thông đại tiện, nhuận tràng tẩy xổ. Gel từ nha đam ghi nhận làm dịu vết thương, viêm da nhẹ, bỏng nhẹ, giúp khỏi nhanh và không để lại sẹo.8
Hiện chưa tìm thấy tài liệu cho thấy nha đam có thể giúp chữa đau mắt đỏ.
Rau răm
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm tính ấm. Rau răm có tác dụng trừ tán hàn, ích trí não, sáng mắt, tiêu thực, sát trùng. Ăn sống có thể ấm bụng, mạnh tay chân, sáng mắt. Ăn nhiều có thể sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh nếu dùng rau răm có thể rong huyết. Rau răm dùng ngoài da chữa hắc lào, sâu quảng, rắn cắn,…
Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy tài liệu cho thấy rau răm có thể giúp chữa đau mắt đỏ. Ngoài ra, theo lý luận y học cổ truyền, bệnh đau mắt đỏ thuộc phạm vi Nhiệt. Tính vị của rau răm cay nồng ấm như đã kể trên thì không phù hợp sử dụng trong đau mắt đỏ.
![]() |
Rau răm |
Rau mùi
Rau mùi ở nước ta là loại rau gia vị, gồm rau mùi tàu (ngò tàu), rau mùi tây (ngò tây).
Rau mùi tàu có tác dụng chữa tiêu hóa kém, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột. Trong khi đó, rau mùi tây cũng giúp khai vị, dễ tiêu hóa thức ăn, lợi tiểu, giải độc. Tóm lại, hai loại rau gia vị này giúp cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Về việc chữa đau mắt đỏ thì hiện tại chưa ghi nhận.
Rau thìa là
Thìa là có vị cay tính ấm. Loại rau gia vị này có lượng tinh dầu nhất định. Nhờ đó có tác dụng ấm Tỳ Vị, giải độc thức ăn, lợi tiêu hóa, chữa nôn đờm đầy trệ bụng.
Về tác dụng điều trị đau mắt đỏ của thìa là vẫn chưa được ghi nhận.
Khoai tây
Khoai tây có vị ngọt tính bình, có tác dụng chính là bổ khí kiện Tỳ, tiêu viêm. Củ khoai tây có tác dụng chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm tuyến nước bọt, say nắng, sốt, bệnh chàm (eczema),…12 Hiện chưa tìm thấy tài liệu cho thấy khoai tây có thể giúp chữa đau mắt đỏ.
Mật ong kết hợp với sữa
Mật ong có vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, dễ tiêu, kháng khuẩn, se lành vết thương, làm tá dược trong nhiều loại thuốc.
Sữa bò có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Sữa bò và mật ong có thể kết hợp với lá hành nấu chín để chữa táo bón kinh niên.
Hiện chưa tìm thấy tài liệu cho thấy sự kết hợp này có thể giúp chữa đau mắt đỏ.
![]() |
Những lưu ý khi trị đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian |
Những lưu ý khi trị đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian
Mắt là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Mắt rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Các thuốc điều trị cho vùng mắt bắt buộc phải đạt chuẩn tinh khiết, sạch theo tiêu chí của Bộ Y tế. Do đó, việc dùng các phương pháp dân gian đắp, xông rửa mắt không được khuyến cáo tự ý sử dụng tại nhà.
Đau mắt đỏ viêm kết mạc do virus và vi khuẩn có thể lây lan nhanh khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, ý thức của người bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa lây truyền bệnh.
Bạn đọc cần hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh tay cho người bệnh, gia đình và bạn bè.
Bệnh nhân cần được hướng dẫn tránh chạm vào mắt, không dùng chung đồ dùng cá nhân như mỹ phẩm, khăn tắm. Đồng thời tránh đến bể bơi khi đang bị nhiễm bệnh.
Một số trường hợp cần gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt
Đau mắt đỏ thường giảm triệu chứng sau một vài ngày sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chuyển biến nặng, bạn cần đến các bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu hơn:
Bất kỳ bệnh nhân đau mắt đỏ có kèm: giảm thị lực, dính vào giác mạc, chảy mủ nghiêm trọng, sẹo kết mạc.
Có nhiều các đợt tái phát viêm kết mạc.
Không đáp ứng với điều trị thuốc thông thường.
Viêm kết mạc có kèm viêm giác mạc do Herpes simplex.
Những người cần dùng thuốc steroid.
Người thường xuyên đeo kính áp tròng.
Người bệnh mắc kèm chứng sợ ánh sáng.
Bài thuốc dân gian trị đau mắt đỏ không chỉ an toàn mà còn hiệu quả. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe mắt cần được thực hiện một cách cẩn thận và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin quý báu trong việc chăm sóc sức khỏe mắt của mình.
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Trị đau đầu kinh niên từ bài thuốc dân gian đơn giản tại nhà
15:02 | 29/05/2025 Y học cổ truyền

Cây chó đẻ – Bí quyết dân gian bảo vệ gan trong cuộc sống hiện đại
14:31 | 26/05/2025 Sức khỏe

Chống lão hóa tự nhiên hay dùng mỹ phẩm – đâu là lựa chọn tối ưu?
16:01 | 22/05/2025 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội