Cách sử dụng cây quế chi trong các bài thuốc chữa bệnh
Giới thiệu về cây quế chi
Cây quế chi hay còn được gọi là quế đơn, quế bì, liễu quế, ... có tên khoa học là Cinnamomum cassia, thuộc họ long não – Lauraceae.
Cây quế chi có nguồn gốc Việt Nam, được phát hiện mọc hoang dại trong các kiểu rừng kín thường xanh nguyên sinh hay tương đối nguyên sinh, ở độ cao trên 500 – 700m.
Đặc điểm của quế chi là ưa sáng, chịu bóng, ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cây quế chi mọc được trên đất ẩm, mụn và tơi xốp. Cây có bộ rễ khỏe, cắm sâu xuống đất, điều này giúp cây không bị đổ khi có gió bão.
Quế chi là cây thân gỗ, cao từ 10 – 20cm, vỏ thân nhẵn. Lá cây có cuống ngắn, mọc so le và có 3 gân hình cung. Hoa hình chùm sim thường mọc ở nách lá. Mùa hoa nở vào tháng 4 – 7, ra quả vào tháng 10 – 12.
![]() |
Cách sử dụng cây quế chi trong các bài thuốc chữa bệnh |
Công dụng của cây quế chi
Theo y học cổ truyền
Vị thuốc quế chi có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm; có công dụng hoạt huyết, trừ hàn, chỉ thống thông kinh, lợi tiểu, tăng tiết mồ hôi, làm giảm hội chứng ngoại sinh.
Chủ trị: Đau đầu, mất ngủ, đau bụng, kinh nguyệt không đều, đầy bụng, khó tiêu, sát khuẩn trong một số trường hợp.
Theo y học hiện đại
Vị thuốc quế chi chính là những cành quế chi còn được hái và phơi khô để dùng làm vị thuốc. Cần phân biệt quế chi với nhục quế, bột quế để sử dụng đúng cách và hiệu quả.
Tác dụng của cây quế chi là giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giúp ra mồ hôi, giải nhiệt và giảm các triệu chứng của sốt.
Vỏ cây quế chi tác động lên trung khu cảm giác ở não và nâng cao ngưỡng đau, các dược chất khác làm giãn mạch, giảm các triệu chứng đau đầu, đau bụng.
Vị thuốc quế chi làm tăng tiết dịch vị, nước bọt và kích thích tiêu hóa.
Kìm hãm virus và nấm: Nước sắc quế chi có công dụng ức chế sự phát triển và nhân lên của vi nấm và virus cúm. Ngoài ra, cồn quế có tác dụng sát khuẩn với tụ cầu vàng và trực khuẩn thương hàn.
Tiêu diệt gốc tự do, hạn chế hình thành khối u, chống xơ vữa động mạch là các tác dụng khác của cây quế chi.
![]() |
Công dụng của cây quế chi |
Cách sử dụng cây quế chi trong các bài thuốc chữa bệnh
Cây quế chi thường được sử dụng ở nhiều dạng, kết hợp với các dược liệu khác để sắc nước uống. Liều lượng được khuyến cáo là 3 – 10g / ngày, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh lý mà tăng giảm liều lượng cho phù hợp.
Dưới đây là một số bài thuốc, món ăn chữa bệnh từ cây quế chi:
Quế chi kết hợp với thược dược, sinh khương, cam thảo, đại táo: Chữa cảm mạo, phong hàn, mạch phù hoàn, ra mồ hôi.
Quế chi kết hợp thược dược, phục linh, đào nhân, đơn bì chữa ứ huyết, kinh bế đau bụng, thai lưu.
Quế chi kết hợp xích thược, đào nhân, hải táo, miết giáp, mẫu lệ, hồng hoa, nga truật, nhũ hương, sơn lăng, một dược: Chữa u xơ tử cung, khối u trong bụng.
Quế chi kết hợp phục linh, cam thảo, bạch truật: Chữa ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ.
Quế chi kết hợp trư linh, phục linh, trạch tả, bạch truật: Chữa tiểu tiện không thông, phù, báng.
Quế chi kết hợp chích thảo, bạch thược, sinh khương, đại táo: Tán hàn giải cảm.
Quế chi kết hợp sinh khương, phụ tử, cam thảo, đại táo: Chữa phong thấp, sưng đau các khớp.
Quế chi kết hợp cam thảo, cát căn, phòng phong, thăng ma, đạm đậu xị, xích thược, sinh khương: Trị đậu chẩn, giải tán hàn tà.
Quế chi kết hợp cát căn, thược dược, ma hoàng, sinh khương, đại táo, cam thảo.
Cháo quế chi phòng phong ý dĩ: Dùng cho người bị viêm đau các khớp.
Gà giò hầm quế chi tiểu hồi: Tốt cho phụ nữ viêm tử cung buồng trứng.
Quế chi kết hợp thục địa, phụ tử, ngô thù du, quy thân, xuyên khung, bạch thược, diên hồ sách, trần bì, phục linh, can khương, mẫu đơn bì, ngải diệp: chữa đa nang buồng trứng.
Quế chi kết hợp phục linh, cam thảo, bạch truật, phụ tử chế, can khương, cam thảo, bạch truật, phụ tử chế, can khương, đại giả thạch, bạch thược, đương quy, long cốt, mẫu lệ, mạch môn, thái tử sâm, ngũ vị tửu, tô tử, trầm hương: chữa tâm thận dương hư do mệnh môn hỏa hư.
Quế chi kết hợp cam thảo, chỉ xá, mộc thông, ngô thù du, đào nhân, hồng hoa, dương quy, đại táo, sinh khương, tế tân, sài hồ, bạch thược, ngưu tất: Chữa viêm mào tinh hoàn.
Quế chi kết hợp ma hoàng, thục địa, bạch giới, lộc giác giao, gừng nướng, cam thảo: Chữa viêm khớp.
Quế chi kết hợp phục linh, bạch truật, trạch tả, ngư linh, đảng sâm, phụ tử, ô dược: Chữa bí tiểu.
Quế chi kết hợp thiên niên kiện, cỏ xước, xấu hổ, đơn hoa, thổ phục linh, độc hoạt, rễ cúc tần, hà thủ ô chế, tục đoạn: Chữa phong thấp thể hàn thấp.
Quế chi kết hợp thiên niên kiện, thổ phục linh, ngải diệp, trinh nữ, kinh giới, cẩu tích, ngũ gia bì: Chữa đau mỏi khi thay đổi thời tiết.
Quế chi kết hợp nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, ngũ gia bì, thiên niên kiện, phụ tử chế, chích thảo, sinh khương, ngũ vị, đại táo: Trị cảm lạnh, nhiễm phong hàn.
Quế chi kết hợp xuyên khung, bạch thược, ngưu tất, ba kích, thục địa, tiểu hồi hương, hoàng kỳ, kỷ tử, đương quy, ngải diệp, gừng nướng: Điều hòa kinh nguyệt.
Quế chi kết hợp chích cam thảo, ngải diệp, cẩu tích, bạch thược, nam tục đoạn, thục địa, rễ bưởi bung, thiên niên kiện, đương quy, phòng phong, xuyên khung, trinh nữ, kinh giới, rễ cúc tần, rễ lá lốt: Chữa đau dây thần kinh tọa thể phong thấp.
Tôm càng xanh nấu sài hồ quế chi: Tác dụng bảo vệ can, ôn kinh tán hàn, điều hòa tuần hoàn máu, thông dương hoạt lạc; thường dùng khi đau buốt dương vật trong quá trình giao hợp, chân tay lạnh.
Quế chi kết hợp quả hồng táo, can khương: Chữa ngứa da ở người lớn tuổi.
Quế chi kết hợp bổ cốt chỉ, thỏ ty tử, phục linh, đảng sâm, ích trí nhân, cửu tử, phụ tử, bạch truật, ba kích, thục địa, sa nhân: Chữa tiểu không kìm được.
Quế chi kết hợp trúc nhự, bạch giới, quả lâu vỏ, diêm thất bột, cam thảo, pháp bán hạ, chỉ xá, đan sâm, xuyên khung, đế hương: Chữa thấp tim tiến triển.
Quế chi kết hợp nhục quế, cam thảo: Chữa huyết áp thấp.
Quế chi kết hợp đại táo, chích thảo, sinh khương, đảng sâm, bạch truật, bạch linh, đương quy, hoàng kỳ, bạch thược, chỉ thược, trần bì, mộc hương, sa nhân: Chữa huyết áp thấp.
Quế chi kết hợp bạch truật, nhân sâm, ngũ gia bì, hà thủ ô, đinh lăng, cam thảo, hậu phác, trần bì, chích thảo, ngũ vị tử, thần khúc, thiên niên kiện, can khương, đại táo: Chữa tỳ hư.
Quế chi kết hợp thiên niên kiện, ngũ gia bì, cam thảo, trần bì, đại táo, bạch truật, hoài sơn, liên nhục, phòng sâm, bán hạ, hậu phác, sa sâm, sa nhân, sinh khương: Chữa tỳ hư.
Quế chi kết hợp ngải diệp khô, hoài sơn, tất bản, liên nhục, phòng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, ngũ vị, sinh khương, phụ tử, lá đắng, sa nhân, thần khúc, trần bì, đại táo, cam thảo: Chữa tỳ hư.
Quế chi kết hợp sinh khương, thiên niên kiện, bạch truật, trần bì, lương khương, cam thảo, ngũ vị, phòng sâm, đại táo, hậu phác ngâm với 2 lít rượu đắng: Chữa tỳ hư.
![]() |
Cách sử dụng cây quế chi trong các bài thuốc chữa bệnh |
Lưu ý khi sử dụng cây quế chi
Mặc dù cây quế chi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.
Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua quế chi từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
Cây quế chi là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa đến giảm đau và kháng viêm, cây quế chi thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây quế chi. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây quế chi!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau hẹ
14:31 | 04/06/2025 Y học cổ truyền

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội