Các loại lá tắm giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi
Bệnh sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Nhiều người nghĩ rằng, sởi chỉ gây ra các vấn đề cho sức khỏe ít nghiêm trọng như phát ban hoặc sốt nhẹ, nhưng thực tế sởi có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1980, trước khi vắc xin sởi được tiêm chủng rộng rãi đã có gần 2,6 triệu người tử vong mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2012 đã có 122.000 trường hợp tử vong toàn cầu do sởi, mỗi ngày có 330 ca tử vong, mỗi giờ trôi qua có 14 ca tử vong.
Vắc xin phòng sởi đã được sử dụng trong suốt 50 năm qua, được chứng minh an toàn, hiệu quả, ít tốn kém. Trong giai đoạn 2000-2012, vắc xin phòng sởi đã giúp giảm 78% số ca tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sởi hiện vẫn còn là căn bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á, Châu Phi với hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi sởi mỗi năm. Hơn 95% trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.
Theo dữ liệu của WHO, năm 2023, số ca mắc sởi tại Châu Âu là hơn 300.000 ca, tăng 30 lần so với năm 2022. Tại Tây Thái Bình Dương, số ca mắc sởi cũng đã tăng 255%. Năm 2024, Việt Nam được cảnh báo có nguy cơ bùng phát sởi theo chu kỳ dịch mỗi 5 năm 1 lần. Trong 2 chu kỳ bùng phát dịch sởi gần nhất là 2014 và 2019, nước ta ghi nhận số ca mắc sởi tăng cao:
Năm 2014: Nước ta có hơn 35.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 6.000 ca sởi, 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
Năm 2019: Cả nước ghi nhận 40.000 ca sởi, với 4 ca tử vong.
Năm 2020: Có hơn 3.000 ca.
Trong giai đoạn 2021-2023: Trung bình mỗi năm ghi nhận 300-500 ca mắc sởi.
Trong 3 tháng đầu năm 2024: Ghi nhận 130 trường hợp mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023.
Nguyên nhân số ca mắc sởi gia tăng là do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi giảm mạnh trong đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, việc gián đoạn cung ứng vắc xin trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng năm 2023 đã gây ra tác động không nhỏ trên tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở trẻ em trên toàn quốc. Ngay cả số lượng vắc xin phòng sởi trong chương trình tiêm chủng dịch vụ thời điểm đó cũng rất hạn chế, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi theo lịch.
Bệnh sởi có được tắm không?
Khi bị bệnh sởi, người bệnh thường nóng sốt, đổ mồ hôi, phát ban ngứa ngáy. Việc kiêng tắm, vệ sinh kém khiến trẻ càng khó chịu hơn. Trẻ có thể gãi gây trầy xước, bong tróc da, thậm chí có thể nhiễm trùng da.
Ngoài ra, tắm là một trong những phương pháp giúp trẻ hạ bớt thân nhiệt khi trẻ bị sốt. Do đó, tắm giúp trẻ dễ chịu hơn và giữ gìn vệ sinh thân thể khi bị mắc sởi.
![]() |
Các loại lá tắm giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi |
Các loại lá tắm giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi
Nhiều người quan niệm sử dụng các loại lá trong tự nhiên để tắm với mục đích hỗ trợ các vết sởi mau lặn và bệnh mau khỏi. Vậy, những loại lá này có công dụng là gì? Dưới đây là một số loại lá đã được ghi nhận là có công dụng hỗ trợ bệnh sởi hoặc hỗ trợ các triệu chứng của bạn. Bạn đọc có thể tham khảo nhé!
Rau mùi (ngò rí)
Ở Trung Quốc, quả và cây rau mùi đều được dùng để chữa sởi. Có thể kết hợp dùng ngoài da và nước thuốc sắc uống.
Dùng một nắm lá rau mùi cắt nhỏ, sắc với rượu trắng cho sôi lên. Tắt bếp chờ cho nguội dần đến mức ấm, dùng phần vỏ mềm của cây gai hoặc khăn xô mềm để thấm nước lá lau lên đầu mặt tay chân.
Quả mùi tán nhỏ 160 gam, đun với nước lọc. Đậy nắp đun sôi, chờ nguội, dần dần, lọc bỏ bã rồi thấm khăn lau hoặc xịt trên người.
Bạc hà
Bạc hà có vị cay thơm, tính ấm. Bạc hà có tác dụng trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, giảm ngứa, giảm nhức đầu, nghẹt mũi,… Tinh dầu trong bạc hà có tính sát khuẩn cao. Do đó, bạc hà cũng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tắm gội thương mại.
![]() |
Bạc hà |
Bạc thau
Bạc thau có vị hơi chua, đắng, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, giảm viêm. Lá bạc thau nấu lên lấy nước tắm rửa giúp giảm ngứa ngáy, làm sạch da.
Lá dâu (tang diệp)
Lá dâu (tang diệp) giúp giảm các biểu hiện của sởi như phong nhiệt nóng sốt, ho, phát ban, đỏ mắt, nhức đầu, … Lá dâu còn giúp ra mồ hôi và làm dịu tinh thần.
Lá ổi
Lá ổi có vị chát tính mát, được nấu nước để tắm trị ban ngứa, rôm sảy, lở, … Vị chát của lá ổi giúp nhanh lành các vết thương.
Ngoài ra, trong y học cổ truyền cũng có những cây thuốc, bài thuốc sắc uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi. Bài thuốc được ghi nhận hiệu quả từ thời của danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Mỗi bài thuốc tùy theo từng giai đoạn khác nhau của bệnh. Bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
![]() |
Lá ổi |
Những lưu ý khi tắm lá để hỗ trợ điều trị sởi
Bạn cần nhớ rằng tắm nước lá không phải là cách điều trị chính trong bệnh sởi. Tắm lá giúp hỗ trợ giảm các biểu hiện gây khó chịu của bệnh như giảm ngứa, làm sạch da. Khi tắm lá để hỗ trợ điều trị sởi, bạn cần lưu ý những điểm như sau:
-
Làn da của trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi thường rất nhạy cảm. Do đó, hạn chế sử dụng phương pháp tắm lá ở nhóm trẻ này.
-
Không tắm nước lá đậm đặc mà hãy pha loãng nước lá trong xô, chậu nước lớn
Ngoài ra, trong việc tắm cho bệnh nhân sởi nói chung, bạn đọc cần chú ý:
-
Nên tắm bằng nước ấm. Không quá nóng để tránh bỏng và không hạ sốt. Không quá lạnh để tránh bị hạ thân nhiệt đột ngột.
-
Nơi tắm cần tránh gió lạnh, gió lùa.
-
Nên tắm nhanh, tránh ngâm nước quá lâu.
-
Mặc quần áo thoáng khí, không kích ứng, không gây ngứa.
Tắm lá là một phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi. Các loại lá như lá khế, lá trà xanh, lá neem và nhiều loại khác không chỉ giúp giảm ngứa ngáy mà còn làm sạch da. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách hiệu quả.
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Thực phẩm chức năng – “người bạn đồng hành thầm lặng” của sức khỏe hiện đại
11:34 | 11/06/2025 Sức khỏe

Dưỡng Sinh Viện Mê Linh: Ước mơ về một cộng đồng khỏe mạnh từ gốc rễ
21:23 | 06/06/2025 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội