Cách sử dụng cây bách xù trong các bài thuốc chữa bệnh
Giới thiệu về cây bách xù
Cây bách xù với tên khoa học là Juniperus chinensis L, hay còn gọi là cây viên bách, tùng xù, cối tía, tử cối là một chi của họ Bách. Chi Bách của khoảng 50 loài phân bố ở nhiều vùng Đông Nam Á như Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên,...Nhưng ở Việt Nam chủ yếu chỉ trồng hai loài bách để làm cảnh. Loài cây bách xù này đã được du nhập về trồng ở các nước châu Á, châu Âu hay cả khu vực châu Mỹ.
Cây bách xù thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường ẩm mát. Là cây chịu bóng nên có thể trồng ở những vùng núi cao, những ngọn đồi trống trải. Ở những vùng lạnh khắc nghiệt như Mông Cổ, Trung Quốc, cây bách xù vẫn có thể tồn tại.
Đây là cây thân gỗ, hình trụ có cành nhỏ tròn hơi vuông. Lá cây dạng vẩy, xếp xen kẽ dày đặc áp sát vào thân cây. Lá cây có tuyến gân ở giữa, đầu lá hơi tù. Quả bách xù khi chín có màu nâu, phủ phấn trắng. Trong quả giao động từ 1 đến 4 hạt, phổ biến nhất vẫn là 2 đến 3 hạt.
![]() |
Cách sử dụng cây bách xù trong các bài thuốc chữa bệnh |
Công dụng của cây bách xù
Theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, Bách xù có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có ít độc, có tác dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, lợi tiểu. Bách xù thường được dùng chữa cảm mạo phong hàn, co quắp, thổ tả, phong thấp, đau nhức xương khớp, vàng da, mày đay, mụn nhọt mới phát.
Ngoài ra, mạt cưa và gỗ thân cây cũng được dùng làm hương thắp.
Theo y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn
Các bệnh lý nhiễm trùng và kháng kháng sinh là một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm trên quy mô toàn cầu. Vi khuẩn gây bệnh, cùng với sự phát triển của các loại kháng sinh mới, đã và đang phát triển những cơ chế chống lại sự tác động của kháng sinh.
Một trong những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh quan trọng đối với y tế là Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ cây Bách xù có tác dụng ức chế đáng kể sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, với ưu thế thể hiện trên các chủng vi khuẩn Gram dương.
Ngoài ra, dịch chiết cây này còn rất hiệu quả trong ngăn ngừa sự sinh trưởng của MRSA trên thử nghiệm in vitro. Trong khi đó, tinh dầu cây Bách xù cũng thể hiện tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, không có khác biệt giữa hai chủng vi khuẩn Gram âm hay Gram dương. Kết quả này cho thấy tiềm năng của cây Bách xù trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng và kháng kháng sinh.
Tác dụng kháng viêm
Phản ứng viêm là một đáp ứng sinh lý bình thường khi cơ thể tiếp xúc với các vật lạ từ môi trường (vi sinh vật, các yếu tố vật lý như ánh sáng, nhiệt độ,…). Không chỉ chịu trách nhiệm cho các biểu hiện lâm sàng chính của bệnh lý nhiễm trùng, phản ứng viêm cũng có liên quan đến cơ chế sinh lý bệnh của nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đái tháo đường, đột quỵ.
Các phản ứng viêm sinh ra là do sự tương tác của các tế bào hệ miễn dịch với dị nguyên, dẫn đến sự giải phóng các hóa chất trung gian gây viêm, thường gặp nhất là các cytokine, interleukin, yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α). Các thử nghiệm dược lý cho thấy dịch chiết cây Bách xù thể hiện tác dụng kháng viêm mạnh, nhờ nồng độ cao các hợp chất polyphenol và tinh dầu trong cây.
Tác dụng trên bệnh lý da
Bệnh lý da là một trong những vấn đề y tế quan trọng do ngoài yếu tố sức khỏe, bệnh còn tác động đến yếu tố thẩm mỹ của bệnh nhân. Nhờ tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, cây Bách xù có khả năng hỗ trợ trong cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý da có viêm như viêm da cơ địa, mày đay, mụn nhọt mới khởi phát. Ngoài ra, cùng với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, việc sử dụng cây thuốc này ngoài da có tác dụng thúc đẩy sự lành vết thương, cải thiện các vết thương ngoài da.
Tác dụng bảo vệ gan
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể với chức năng chuyển hóa các chất. Tổn thương gan do độc chất và rượu hiện nay là một vấn đề sức khỏe đáng được lưu tâm. Vì mặc dù có thể không có biểu hiện lâm sàng, tổn thương gan lâu dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan và thậm chí ung thư gan.
Các nghiên cứu dược lý trên động vật thí nghiệm cho thấy dịch chiết cây Bách xù có khả năng cải thiện các thông số cận lâm sàng của gan chuột gây tổn thương bởi độc chất. Tuy nhiên, việc sử dụng Bách xù trong điều trị tổn thương gan ở người còn trong phạm vi dân gian, chưa có nghiên cứu kiểm chứng nên cần có thêm nhiều bằng chứng hơn nữa trong tương lai.
Tác dụng chống ung thư
Như đã đề cập ở trên, deoxypodophyllotoxin trong lá cây Bách xù thể hiện tác dụng gây độc tế bào, và các dẫn chất của chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư như ung thư bạch cầu và sarcoma trên chuột nhắt trắng.
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những bệnh lý ung thư thường gặp nhất trên thế giới. Một đặc tính quan trọng của HCC là khả năng tân sinh mạch máu của khối u. Dịch chiết cây Bách xù thể hiện khả năng ức chế sự tân sinh mạch máu khối u, cũng như trực tiếp gây độc các tế bào ung thư. Ngoài ra, do tác dụng bảo vệ tế bào gan, cây Bách xù có thể là một ứng cử viên tiềm năng trong việc nghiên cứu và phát triển một loại thuốc điều trị ung thư gan trong tương lai.
Tác dụng chống béo phì
Trên mô hình chuột gây bệnh béo phì, dịch chiết Bách xù làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm tích mỡ nội tạng, giảm cholesterol máu, ngoài ra còn điều hòa các phân tử liên quan đến bệnh sinh của béo phì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chống béo phì của Bách xù hiện nay chỉ mới trên động vật, chưa có nghiên cứu trên người, do đó cần có thêm các bằng chứng trước khi ứng dụng cây thuốc này trong điều trị béo phì ở người.
Tác dụng chống đái tháo đường
Tại Hàn Quốc, rượu từ quả cây Bách xù được dùng để trị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu dược lý cho thấy quả cây Bách xù có tác động tích cực đến cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường. Trên mô hình chuột nhắt trắng gây bệnh đái tháo đường, dịch chiết Bách xù giúp làm giảm đường huyết đói phụ thuộc liều thuốc.
Liều dùng & cách dùng
Ngày dùng 30 - 40g cành lá, dạng thuốc sắc; hoặc có thể uống tinh dầu, 10 - 15 giọt mỗi ngày. Dùng ngoài liều lượng thích hợp.
![]() |
Công dụng của cây bách xù |
Cách dùng cây bách xù trị bệnh
Trị cảm mạo phong hàn
Cành lá Bách xù 30 - 40g, sắc uống ngày 1 thang.
Trị phong thấp, xương khớp đau nhức
Bách xù, lõi Thông, Kê huyết đằng, Mộc thông, mỗi vị 10 - 20g, sắc uống.
Trị vàng da do viêm gan mạn
Lõi cây Bách xù 30g (thái miếng mỏng, phơi khô), sắc uống.
Trị mề đay, nhọt độc mới phát
Lá Bách xù tươi lượng thích hợp, giã nát đắp vào vùng tổn thương.
![]() |
Cách dùng cây bách xù trị bệnh |
Lưu ý khi sử dụng cây bách xù
Khác với các loại quả mọng khác như dâu tây, blueberry,...quả bách xù chỉ được khuyên dùng với một lượng nhỏ để tạo thêm hương vị cho đồ ăn. Không nên ăn quá nhiều quả bách xù trong thời gian ngắn. Bạn có thể sử dụng quả bách xù tươi hay mua khi đã qua quá trình phơi khô và nghiền nát. Cần chú ý rằng, có hơn 50 loại cây bách xù, nhưng không phải loại bách xù nào cùng có tác dụng trị bệnh và ăn được.
Tinh dầu bách xù rất tốt nhưng cần phải sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được ăn trực tiếp tinh dầu cây bách xù. Có thể dùng bách xù như một loại trà để uống nếu được điều chế đúng cách. Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không được sử dụng cây bách xù. Bởi trong cây bách xù có thành phần kích thích tử cung, khiến bà bầu có thể bị sảy thai.
Cũng giống như bất kỳ loại thảo dược nào khác, cây bách xù có thể tương thích với nhiều loại thực phẩm nhưng cũng có thể tương khắc với nhiều chất khác. Chính vì vậy trước khi sử dụng các phần trên cây bách xù cần phải tìm hiểu kỹ và có sự kê đơn của bác sĩ.
Cây bách xù là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc giải độc, hỗ trợ tiêu hóa đến kháng viêm, cây bách xù thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây bách xù. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây bách xù!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững
06:56 | 17/06/2025 Y học cổ truyền

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn
23:04 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền
18:36 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Cỏ ngọt – Vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thanh nhiệt, giải độc cơ thể
18:35 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc dân gian quý từ cây tỏi
08:51 | 16/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Một số lưu ý khi sử dụng cây cóc mẳn
08:50 | 16/06/2025 Y học cổ truyền
![[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh](https://suckhoeviet.org.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/15/21/croped/beautyplus-collage-2025-06-15t14-50-5820250615215218.png?250615095641)
[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh
06:50 | 16/06/2025 Y học cổ truyền

Cỏ lá tre, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Chút chít – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và phong thấp tê bại từ dây thìa canh
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ngô thù du – Vị thuốc quý chữa đau dạ dày, đau bụng và đau ngực sườn
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian với lá sen
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Những tác dụng từ cây Khiếm Thực
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Tổng hợp những vị thuốc nam trị cảm nắng
10:20 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả
07:41 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội