Cây bồ kết: Thần dược giúp tóc đẹp, da khỏe và công dụng trị bệnh ít người biết

Từ xa xưa, cây bồ kết đã được ví như "mỹ phẩm thiên nhiên" của phụ nữ Việt nhờ khả năng làm sạch tóc, trị gàu hiệu quả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại quả này còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với hàng loạt công dụng như kháng viêm, trị ho, hỗ trợ tiêu hóa và thậm chí ngừa ung thư. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết về công dụng của bồ kết, cách dùng trị bệnh khoa học, cùng bí quyết kết hợp với các thảo dược khác để tăng hiệu quả.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên Cây keo dậu: Thần dược chữa bệnh từ thiên nhiên ít người biết Hoa đậu biếc: "Thần dược xanh" với lợi ích vàng cho sức khỏe Trần bì: "Thần dược" trị bệnh với công dụng vàng ít người biết Tam thất có tác dụng gì với phụ nữ? – “Thần dược” cho sắc đẹp và sức khỏe Lợi ích của collagen: Giải mã “thần dược” giúp da căng mịn và đàn hồi tự nhiên

Đặc điểm dược liệu bồ kết

Cây bồ kết còn được gọi là chùm kết, tạo giác, trư nha tạo giác, có tên khoa học là Fructus Gleditschiae – thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Các bộ phận trên cây được sử dụng làm dược liệu bao gồm quả, hạt, gai bồ kết và có đặc điểm như sau:

Quả bồ kết được gọi là tạo giác (Fructus Gleditschiae): Được thu hái khi chín khô, quả được sử dụng làm thuốc cần loại bỏ hạt và có thể dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm sau đó sấy khô, trong một số trường hợp có thể đốt thành than hoặc tán thành bột.

Quả có tính ôn, vị cay mặn, chứa 10% hoạt chất saponin màu vàng, saponin australozit, saponin gleditsia B-G và 5 chất flavonoit gồm homorientin, inteolin, vitestin, saponaretin, và orientin. Các hoạt chất này có công dụng diệt siêu vi trùng, trùng roi âm đạo;

Hạt bồ kết được gọi là tạo giác tử (Semen Gleditschiae): Được lấy ra từ quả bồ kết chín đã được sấy khô hoặc phơi. Hạt bồ kết có tính ôn, vị cay và tác dụng tán kết, thông đại tiện, trị mụn nhọt...;

Gai bồ kết được gọi là tạo thích (Semen Gleditschiae): Là bộ phận được thu hái ở thân cây, sau khi thu hoạch được đem phơi, sấy khô hoặc thái mỏng rồi đem phơi, sấy khô. Gai bồ kết có tính ôn, vị cay và chứa hoạt chất có công dụng làm thông sữa, tiêu ung độc, xẹp mưng mủ, sát trùng...

Cây bồ kết: Thần dược giúp tóc đẹp, da khỏe và công dụng trị bệnh ít người biết
Cây bồ kết: Thần dược giúp tóc đẹp, da khỏe và công dụng trị bệnh ít người biết

Cây bồ kết có tác dụng gì?

Bồ kết là dược liệu mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe và đời sống như sau:

Duy trì mái tóc mềm mại, chắc khỏe

Đây là công dụng được biết đến từ lâu của bồ kết. Các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng quả bồ kết chứa thành phần chính là saponaretin, flavonoizit có tác dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, giảm số lượng tóc bị gãy rụng và phục hồi nang tóc. Ngoài ra, loại quả này có chứa canxi, protein và các khoáng chất vi lượng giúp nuôi dưỡng chân tóc, duy trì mái tóc mượt mà và giảm số lượng tóc bị rụng...

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu

Nước sắc từ quả và gai bồ kết giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da. Vì vậy, sử dụng bồ kết gội đầu có tác dụng điều trị một số bệnh lý da liễu như nấm da dầu, viêm da tiết bã nhờn...

Một số thành phần trong bồ kết có tác dụng loại bỏ vảy gàu, phục hồi màng bảo vệ, điều hòa hoạt động tiết dầu... từ đó giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh, giảm tác động xấu từ các yếu tố môi trường.

Ngăn ngừa rụng tóc

Rụng tóc xảy ra do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, stress, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc vừa mới sinh con. Các nghiên cứu cho thấy quả bồ kết chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và giúp phục hồi nang tóc bị thoái hóa, kích thích sợi tóc mới phát triển. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa trong quả bồ kết còn có tác dụng ức chế các gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến thoái hóa nang tóc và hói đầu.

Trị mụn nhọt ngoài da

Bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và nấm nên được sử dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt ngoài da. Nước sắc bồ kết ngâm rửa vùng da bị tổn thương sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn ngừa lở loét và phục hồi mô da hiệu quả.

Điều trị viêm nhiễm hô hấp

Quả bồ kết có công dụng điều trị các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng do vi khuẩn hoặc virus...

Cây bồ kết: Thần dược giúp tóc đẹp, da khỏe và công dụng trị bệnh ít người biết
Cây bồ kết có tác dụng gì?

Bồ kết trong các bài thuốc điều trị

Trị rụng tóc: Gội đầu bằng bồ kết nguyên chất: dùng khoảng 300g quả bồ kết khô và nấu với một lượng nước vừa đủ để có thể gội đầu. Nấu nước bồ kết và pha thêm với nước lạnh bên ngoài và gội đầu đều đặn. Đây là cách trị rụng tóc đơn giản từ bồ kết mà người ông bà chúng ta đã từng dùng.

Trị quai bị: Lấy một lượng vừa đủ quả bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn, trộn với dấm thanh. Lấy bông thấm thuốc này đắp lên chỗ quai bị, khoảng 20 – 30 phút lại thay thuốc 1 lần.

Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang: Đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi, mũi sẽ thông và dễ thở hơn.

Thuốc chữa ho: Bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo (táo đen) 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml; sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa nhức răng, sâu răng: Lấy quả bồ kết nướng cháy đen, bẻ vụn rồi ngâm với rượu trắng (1 phần bồ kết, 4 phần rượu). Để qua 1 ngày, 1 đêm rồi mang thuốc này ra ngậm, nhổ đi rồi lại ngậm, làm vài ngày là khỏi.

Chữa trẻ con chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.

Trị bỗng nhiên váng đầu hoa mắt: Dùng bột bồ kết thổi mũi cho hắt hơi là khỏi.

Hóc xương cá ở cổ: bột bồ kết thổi mũi khiến hắt hơi đẩy xương cá ra là khỏi.

Chữa đi lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng, tán nhỏ, dùng hồ nếp viên bằng hạt ngô. Ngày dùng 10 đến 20 viên, dùng nước chè đặc mà chiêu thuốc (nên uống buổi sáng sớm khỏi mất ngủ).

Chữa phụ nữ sưng vú: Gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗì lần uống 4g bột này.

Bệnh động kinh do phong tà: Bồ kết sao tồn tính 160g, mật đà tăng 40g, rễ, lá, thân cây ké đầu ngựa khô 160g. Tất cả phơi khô, nghiền nhỏ, hòa nước cháo giã nhuyễn viên bằng hạt ngô, lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên uống với nước táo tàu. 3 ngày sau giảm dần còn 20 viên.

Trị trúng phong cấm khẩu: Dùng quả bồ kết bỏ hạt, lấy vỏ nướng cháy nghiền thành bột, ngày uống 0,5 – 1g. Nếu sắc thì dùng 5 – 10g quả bồ kết bỏ hạt sắc uống.

Trị méo miệng do trúng gió: Dùng khoảng 10 quả bồ kết nướng giòn, tán nhỏ mịn, trộn với loại dấm tốt cho sền sệt. Miệng méo về bên trái thì đắp má bên phải và ngược lại. Khi nào khô thì hòa thêm dấm cho vừa dẻo để đắp. Cách này có tác dụng với người mới bị bệnh.

Trị trứng cá, tàn nhang: Lấy 1 chén nhỏ hạt bồ kết, 40g hạnh nhân, hai thứ đem tán mịn. Buổi tối gần đi ngủ thì lấy 1 thìa hỗn hợp trên pha ít nước cho sền sệt rồi bôi lên chỗ có trứng cá, tàn nhang. Sáng dậy rửa sạch.

Trị ghẻ lở lâu năm: Lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.

Trị giun kim: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.

Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức: Dùng 4 – 8g gai bồ kết sắc uống mỗi ngày.

Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi: Dùng 50g hạt bồ kết sao vàng hơi sém, tán thành bột mịn, trộn với hồ nếp, hoàn viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 – 12 viên, chia làm 2 lần sáng, chiều.

Trị bí đại tiện: Lấy 3 – 6g hạt bồ kết sắc đặc rồi uống

Hoặc lấy 200 hạt bồ kết không mọt, không sâu, tẩm sữa rang vàng, tán nhỏ mịn, hòa với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu to, mỗi lần uống 30 viên sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trị đái dắt, không đi tiểu được: Gai bồ kết sao tồn tính, phá cố chỉ, 2 thứ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ uống với rượu.

Cây bồ kết: Thần dược giúp tóc đẹp, da khỏe và công dụng trị bệnh ít người biết
Bồ kết trong các bài thuốc điều trị

Lưu ý

Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.

Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…

Những người đang đói không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.

Trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe./.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền

Cây một dược là một loại thảo dược quý hiếm trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, cây một dược đã trở thành một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng, cách dùng cây một dược trị bệnh theo y học cổ truyền.

Cùng chuyên mục

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, có nhiều loại thảo dược dân dã nhưng mang lại giá trị chữa bệnh to lớn. Một trong số đó là Bại tương thảo – loài cây có tên gọi khá lạ nhưng lại được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, lở loét, tiêu độc… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này để hiểu vì sao nó lại được đông y trân trọng như vậy.
Cây rẻ quạt "Dược liệu quý" mang lại giá trị kinh tế cao

Cây rẻ quạt "Dược liệu quý" mang lại giá trị kinh tế cao

Không chỉ được ưa chuộng làm cây cảnh tô điểm cho không gian đô thị, cây rẻ quạt còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau

Trong kho tàng phong phú của y học cổ truyền Việt Nam, cây Hoắc hương (tên khoa học: Pogostemon cablin) được biết đến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Từ hàng trăm năm nay, cây thuốc này đã được sử dụng để giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Không chỉ được ưa chuộng trong Đông y, tinh dầu Hoắc hương ngày nay còn được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được con người phát hiện, nghiên cứu và sử dụng hàng ngàn năm để điều trị các chứng bệnh nan y. Trong số đó, Xuyên phá thạch là một dược liệu nổi bật với công năng tiêu uất, hoạt huyết, thông kinh, trừ đờm và chỉ khái. Đặc biệt, vị thuốc này được dùng hiệu quả trong các trường hợp đau lưng, đau nhức gối, ho ra máu và lao phổi – những chứng bệnh mãn tính thường gặp, nhất là ở người cao tuổi hoặc người suy nhược thể trạng.
Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, Đông trùng hạ thảo được xếp vào nhóm “thần dược” với nhiều công dụng vượt trội đối với sức khỏe con người. Không chỉ là một vị thuốc quý hiếm trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, Đông trùng hạ thảo còn được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu

Cây nhàu (danh pháp khoa học: Morinda citrifolia), còn được gọi là cây ngao, nhàu núi hay cây ngái rừng, là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, có mặt ở nhiều vùng nhiệt đới, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ nổi bật với khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cây nhàu còn được xem là "thần dược" hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mãn tính nhờ các đặc tính sinh học đặc biệt. Trong dân gian và y học hiện đại, nhàu được ghi nhận với nhiều công dụng, trong đó nổi bật là hỗ trợ ổn định huyết áp cao, điều hòa kinh nguyệt, và tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Các tin khác

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng

Mướp đắng, còn gọi là khổ qua, là loại quả quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon và thanh mát, mướp đắng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền lẫn hiện đại. Từ hàng trăm năm nay, dân gian đã biết tận dụng quả mướp đắng như một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp da. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về công dụng y học và cách dùng mướp đắng như một vị thuốc quý dễ tìm.
Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Trong bối cảnh bảo vệ đa dạng sinh học và tuân thủ pháp luật, việc chuyển đổi từ dược liệu động vật hoang dã (ĐVHD) sang dược liệu thực vật trong y học cổ truyền đang ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu.
A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng

A Nguỳ là một loại thảo dược có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Từ lâu, A Nguỳ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về công dụng của A Nguỳ trong việc chữa trị các triệu chứng này và cách sử dụng hiệu quả.
An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho

An Nam Tử còn có tên là lười ươi, hạt ươi, đại hải, đại đồng quả và nhiều tên kháclà một loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho, An Nam Tử đã được sử dụng từ lâu để cải thiện sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không

Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong mùa hè. Với tính mát, nhiều chất nhầy, giàu vitamin A, C, sắt, canxi, rau mồng tơi có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, làm đẹp da, và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn rau mồng tơi một cách thoải mái. Có một số bệnh và tình trạng sức khỏe đặc biệt cần lưu ý hoặc thậm chí phải kiêng loại rau này để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Dưới đây là những trường hợp không nên ăn rau mồng tơi:
Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm

Trong kho tàng dược liệu của y học cổ truyền Việt Nam, cây Khổ sâm là một trong những vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh, được sử dụng từ lâu đời để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, da liễu, tim mạch và viêm nhiễm. Với tên gọi có phần "gai góc", Khổ sâm mang trong mình những đặc tính dược học mạnh mẽ, đáng để khám phá và ứng dụng rộng rãi trong thực hành y dược hiện đại.
Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, cây Đại hồi (còn gọi là đại hồi hương, tên khoa học Illicium verum) là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến từ xa xưa. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực, đại hồi còn có nhiều công dụng dược lý, đặc biệt hữu hiệu trong điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, đầy bụng, nôn mửa và cảm hàn.
Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa

Trong kho tàng dược liệu phong phú của y học cổ truyền Việt Nam, cây Ô môi (tên khoa học: Cassia grandis) là một trong những loài thực vật quý có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Với hình dáng đặc trưng cùng những chùm hoa hồng tươi rực rỡ vào mùa xuân, cây Ô môi không chỉ là biểu tượng cảnh quan đẹp mắt mà còn là vị thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa một cách tự nhiên, an toàn.
Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người

Rau ngót từ lâu đã được xem là một loại rau lành tính, bổ dưỡng, phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Với vị ngọt mát, giàu vitamin C, canxi và sắt, rau ngót thường được dùng để giải nhiệt, bổ huyết, hỗ trợ phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại rau này một cách tùy tiện. Dưới đây là những nhóm người không nên hoặc cần thận trọng khi ăn rau ngót, để tránh những tác dụng không mong muốn.
Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, nhiều loại cây cỏ quen thuộc lại mang trong mình những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Một trong những loại dược liệu quý được lưu truyền và sử dụng từ lâu đời chính là cây Đinh hương – loài cây không chỉ nổi tiếng bởi hương thơm đặc trưng mà còn bởi công dụng chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là phong thấp, đau nhức xương khớp và tê mỏi chân tay.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động