Mới nhất Đọc nhiều

Bài thuốc bổ phế thận từ cây bạch quả

Bạch quả là một vị thuốc Đông y thuộc nhóm thuốc hóa đờm, giảm ho, tiêu suyễn. Vị thuốc là quả (hạt) của cây bạch quả, tên thực vật là ginko bibola.

Trong y học hiện đại, dịch chiết từ lá cây bạch quả được sử dụng dưới dạng thuốc uống hay viên nang với mục đích dự phòng và phục hồi đột quỵ, phòng ngừa nghẽn động mạch vành tim, phòng suy giảm tuần hoàn não, chữa giãn tĩnh mạch và viêm nghẽn tĩnh mạch...

Đông y thường dùng quả (hạt) ít khi dùng lá.

Đặc điểm và công dụng của cây bạch quả

Cây bạch quả là loại cây gỗ, cao 20-30 mét, cành dài, gần như mọc vòng. Trên cành có những nhánh ngắn, mang lá cuống dài, phiến lá hình quạt, mép phía trên tròn, giữa hơi lõm chia phiến lá thành hai thùy. Hoa nở vào tháng 5.

Nhiều tồn tại trong hoạt động khám chữa bệnh của Thẩm mỹ OHIO

Cây bạch quả, đông y thường dùng quả, ít khi dùng lá.

Hoa đực có cuống nhụy ngắn, mọc thành từng bó 4-6 bông, rủ xuống. Hoa cái có cuống dài, noãn lộ ra ngoài. Quả chín vào tháng 10, tựa như quả mơ nhưng bên ngoài có lớp phấn trắng như bạc phủ kín nên gọi là bạch quả (quả màu trắng).

Theo Đông y, bạch quả có tính bình, vị đắng ngọt; có tác dụng bổ dưỡng, thanh phế, hóa đờm, giảm ho, tiêu suyễn… chữa các chứng suy nhược thần kinh, nhức đầu chóng mặt, ho, hen, viêm phế quản, tiểu dắt về đêm, di mộng tinh…

Một số bài thuốc bổ từ cây bạch quả

- Bạch quả bổ dưỡng cho người phế thận suy yếu: Bạch quả giã vỡ ra, bỏ vỏ, lấy nhân rang chín. Mỗi lần 5-10 nhân. Ngày ăn 2 lần. Khi ăn nhai kỹ, nuốt chậm.

- Bạch quả thanh phế, giảm ho tiêu đờm: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu nướng chín; ngày ăn 4 quả.

- Bạch quả chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: Bạch quả 3-5 quả (đập dập), long nhãn 10g, thiên ma 3g, nước 600ml, sắc uống trong ngày.

Nhiều tồn tại trong hoạt động khám chữa bệnh của Thẩm mỹ OHIO

Vị thuốc bạch quả được đưa vào sử dụng

- Bạch quả tăng cường thể lực, chữa tiểu đêm nhiều lần, tiểu són, nước tiểu trắng đục: Bạch quả 10 quả, sao bỏ vỏ cứng, nghiền bột, uống cùng sữa đậu nành.

Bạch quả trong điều trị rối loạn tuần hoàn

- Bạch quả bổ thận, cố tinh, trị di mộng tinh: Bạch quả 5 quả, đun với rượu nhẹ. Uống liền 5 ngày.

- Bạch quả trị khí hư, bạch đới ở nữ: Bạch quả 10 hạt (sao khô), hạt bí đao 30g, nước 400ml, sắc uống trong ngày.

- Trị sơn ăn gây sưng, ngứa: Lá bạch quả và lá kim ngân, 2 thứ lượng vừa đủ, đun nước rửa.

Nguồn: Bài thuốc bổ phế thận từ cây bạch quả

BS Vũ Quốc Trung
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/3 đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus Corona (CoViNet).
Nâng cao năng lực kinh tế là mong muốn của hầu hết người Việt Nam hiện nay

Nâng cao năng lực kinh tế là mong muốn của hầu hết người Việt Nam hiện nay

Khảo sát cho thấy hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có "năng lực kinh tế cao hơn".
Hà Nội thông qua mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc quỹ bảo hiểm y tế

Hà Nội thông qua mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc quỹ bảo hiểm y tế

Ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về Quy định mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc bằng dược liệu tự nhiên trị bệnh thần kinh tọa

Bài thuốc bằng dược liệu tự nhiên trị bệnh thần kinh tọa

Một sốbài thuốc trị bệnh thần kinh tọa sử dụng dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, cải thiện triệu chứng đau do bệnh tương đối hiệu quả nên được nhiều người áp dụng.
Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Lãnh đạo Bộ Y tế giao Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Nhiều bộ phận của cây sau sau như lá, quả, vỏ, rễ, nhựa đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác là một loại dược liệu thường sử dụng trong y học cổ truyền. Vị thuốc có mùi thơm, vị đắng, hơi chua thường được dùng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...

Các tin khác

Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Tham khảo thông tin về dược liệu qua bài viết sau đây.
Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Y học cổ truyền gọi tai biến mạch máu não là trúng phong.
Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhìn nhận giá trị của y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các phương pháp này vào hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Củ ráy có vị nhạt, tinh hàn, có độc ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ ráy để làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân,...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.
Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị các bệnh lý phức tạp, châm cứu còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực làm đẹp - châm cứu trên khuôn mặt.
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

SKV - Sáng 17/03/2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam” với mục đích kế thừa di huấn của Thiền sư trong việc phổ biến sử dụng thuốc Nam với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”.
49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

Trong kho tàng y học cổ truyền, việc sử dụng các huyệt đạo để điều trị bệnh đã được lưu truyền hàng nghìn năm và đến nay vẫn được áp dụng trong y học hiện đại.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động