Mới nhất Đọc nhiều

Trời nồm ẩm dễ bị ốm, cách nào tăng cường miễn dịch?

Trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc… phát triển, khiến cho chúng ta dễ bị ốm, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tăng cường miễn dịch là chìa khóa để ứng phó với tình trạng này.
Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa Cách chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm kéo dài, dễ gây nhiều bệnh

1. Tại sao trời nồm ẩm dễ gây bệnh?

Thời tiết rất đặc trưng của mùa Xuân ở miền Bắc là mưa phùn, nồm, khiến cho không khí ẩm ướt. Độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm mốc… phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp (viêm mũi họng cấp tính, viêm phổi, phế quản, hen suyễn…), nhiễm khuẩn da và tăng mắc các bệnh về dị ứng…

Trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu… rất dễ mắc bệnh.

2. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể - chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh

Ngoài các biện pháp làm giảm độ ẩm trong không khí như đóng kín cửa dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa 2 chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô… thì tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Dưới đây là những cách để có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh:

2.1. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Mặc dù không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể 'chữa bệnh' hoặc thậm chí ngăn 100% khỏi nhiễm vi trùng, nhưng một số thực phẩm đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng miễn dịch như:

  • Trái cây có múi
  • Ớt chuông đỏ
  • Quả hạnh
  • Hạt hướng dương
  • Quả óc chó
  • Đậu
  • Tỏi

Tập trung vào các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng chứa nhiều hóa chất thực vật, tốt cho sức khỏe. Một số bằng chứng cho thấy, chất phytochemical hoạt động giống như chất chống oxy hóa, giúp chống lại virus.

Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch...
Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch...

2.2. Ăn thực phẩm chống viêm

Để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy chú ý tới các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm cho cơ thể.

Một số thực phẩm có các đặc tính chống viêm là thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như các loại cá có dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm có axit béo omega-3 được biết là giúp cản trở các quá trình thúc đẩy viêm nhiễm trong cơ thể.

Các lựa chọn thực phẩm chống viêm khác bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Các loại đậu và hạt
  • Ngũ cốc chưa tinh chế
  • Trái cây

2.3. Tiêu thụ men vi sinh

Vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Vì vậy, ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn ‘tốt’, những sinh vật có lợi cho sức khỏe đường ruột sẽ tốt cho hệ miễn dịch. Thực phẩm và đồ uống lên men như kombucha, kim chi… chứa vi khuẩn "tốt", còn được gọi là men vi sinh.

Trong một số trường hợp có thể bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và chất bổ sung chứa men vi sinh có thể không an toàn cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người mắc bệnh mãn tính hoặc đang hóa trị. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung này.

2.4. Nhận đủ kẽm

Cơ thể cần kẽm để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng kẽm thấp dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, kẽm giúp chữa lành vết thương.

Lượng kẽm được khuyến nghị là 13 mg đối với nam giới trưởng thành và 9,2 mg đối với phụ nữ trưởng thành/ngày. Thông thường, bạn có thể nhận đủ kẽm từ các loại thực phẩm như:

  • Hàu
  • Thịt bò
  • Ngũ cốc và yến mạch tăng cường kẽm
  • Đậu lăng
  • Đậu phộng
  • Sữa chua Hy Lạp

Tuy nhiên, có thể hữu ích khi xem xét việc bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ nếu chế độ ăn không cung cấp đủ.

Thực phẩm nhiều kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Thực phẩm nhiều kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch

2.5. Uống đủ nước

Hydrat hóa là chìa khóa cho một cơ thể và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nước rất cần thiết cho một số chức năng thiết yếu trong cơ thể, bao gồm:

  • Hoạt động như một chất dinh dưỡng quan trọng
  • Điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể
  • Chuyển hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu
  • Xả chất thải
  • Hoạt động như một bộ giảm xóc cho não và tủy sống
  • Ở người mang thai, hoạt động như một chất giảm xóc cho thai nhi
  • Bôi trơn các khớp…

Uống nhiều nước khi bị ốm cũng rất quan trọng. Nước bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể đang mất đi qua phổi mỗi khi bạn ho và lượng nước bị mất do đổ mồ hôi.

2.6. Vận động cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy, lợi ích của việc tập thể dục từ trung bình đến mạnh:

  • Tăng sức mạnh cho phản ứng miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Giảm viêm...

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh là những yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch. Ngược lại, những người có lối sống ít vận động có nhiều khả năng bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến nghị,150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hàng tuần; hoặc, 75 phút hoạt động ở cường độ cao/tuần.

Tập thể dục tại nhà từ 15 đến 20 phút, nhảy dây hoặc chạy bộ tại chỗ, đi bộ nhanh quanh khu phố vài lần một tuần… là những cách tốt để đổ mồ hôi, bổ sung vào lịch trình tập luyện của bạn.

2.7. Ngủ đủ giấc

Có mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và dễ bị ốm hơn. Ngủ là thời gian giúp cơ thể tái tạo và phục hồi. Người lớn từ 18 – 64 tuổi, cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trẻ lớn tuổi cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng, trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn. Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

2.8. Giảm căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng… không được kiểm soát có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, căng thẳng có thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm và mất cân bằng hệ vi sinh vật.

Căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nồng độ hormone cortisol và adrenaline. Quá nhiều loại hormon này có thể gây hại cho cơ thể.

Bạn có thể thực hiện các bước nhỏ để giúp thư giãn, giảm căng thẳng, bao gồm:

  • Ngồi thiền
  • Ra ngoài đi dạo
  • Nói chuyện với bạn
  • Hoàn thành một buổi tập luyện xả stress...

2.9. Thực hành vệ sinh đúng cách

Khi nói đến việc giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, rửa tay đúng cách là một trong những điều quan trọng nhất. Rửa tay bằng xà phòng với nước cần thực hiện trong ít nhất 20 giây. Theo CDC, đây là thời gian tối thiểu cần thiết để giảm đáng kể số lượng vi sinh vật trên da của bạn. Nên rửa tay trước và sau bất kỳ tiếp xúc rủi ro nào, như sau khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc ho…

Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi chăm sóc người thân bị bệnh, điều trị vết thương hoặc chạm vào bất kỳ tay nắm cửa, núm vặn, công tắc hoặc bề mặt nào... được sử dụng công cộng…

Nếu bạn không thể có xà phòng và nước có thể sử dụng nước rửa tay khô, cũng rất hữu ích. Nếu da tay của bạn dễ bị khô có thể bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.

Bạn có thể không tránh khỏi hoàn toàn virus và vi khuẩn lây lan cảm lạnh và cúm thông thường, nhưng bạn có thể tránh chúng tốt nhất có thể, bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch của mình. Tập trung vào dinh dưỡng, vệ sinh và các thói quen sức khỏe khác là chìa khóa để thực hiện điều này.

Những thói quen tăng cường miễn dịch đơn giản này có thể giúp bạn tránh khỏi một số bệnh nhiễm trùng và giúp bạn nhanh khỏi bệnh nếu bị ốm.

Nguồn: Trời nồm ẩm dễ bị ốm, cách nào tăng cường miễn dịch?

BS Mạnh Hoạt
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa

Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa

Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc đã bắt đầu bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Viêm họng là bệnh lý thường gặp.
7 cách phòng bệnh về da khi nồm ẩm cần làm ngay

7 cách phòng bệnh về da khi nồm ẩm cần làm ngay

Thời tiết nồm ẩm những ngày vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bệnh về da tăng lên, nhất là bệnh nấm da (trong đó có nấm thân, nấm kẽ, nấm tóc…), viêm da dầu, bệnh ghẻ,...

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu bệnh liên cầu lợn ở người và biện pháp phòng tránh

Dấu hiệu bệnh liên cầu lợn ở người và biện pháp phòng tránh

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.
03 nguyên tắc cha mẹ cần biết khi cho trẻ uống Oresol

03 nguyên tắc cha mẹ cần biết khi cho trẻ uống Oresol

Oresol là dung dịch bù nước bằng đường uống khá phổ biến dùng để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, sốt hoặc nôn. Oresol khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Tuy nhiên, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong.
CEO WOMAN HEALTH (GEL IN): Bí quyết trẻ đẹp từ trong ra ngoài của phụ nữ Nhật Bản.

CEO WOMAN HEALTH (GEL IN): Bí quyết trẻ đẹp từ trong ra ngoài của phụ nữ Nhật Bản.

SKV - Phụ nữ Nhật Bản xưa nay nổi tiếng thế giới với vẻ trẻ đẹp “đánh bại thời gian” và khí chất rạng ngời. Vậy đâu là bí quyết để họ có được những điều này? Dưới đây là sự chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh – CEO WOMAN HEALTH (Hiện đang là đơn vị phân phối độc quyền giải pháp chăm sóc sức khỏe phụ khoa đến từ Nhật Bản tại thị trường Việt Nam)
Khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết

Khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến đầu tháng 4, toàn tỉnh ghi nhận trên 900 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong. Thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang là hai địa phương có số ca mắc cao.
Mỗi ngày ăn một quả bơ có tốt không?

Mỗi ngày ăn một quả bơ có tốt không?

Mỗi ngày ăn một quả bơ có tốt không là băn khoăn của nhiều người.
Những người không nên ăn gừng

Những người không nên ăn gừng

Không chỉ là gia vị, gừng còn là thuốc quý trong y học cổ truyền nhưng nếu sử dụng sai thực phẩm này sẽ thành 'chất độc'

Các tin khác

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Tránh các biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong mùa hè sắp tới khi thời tiết nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh.
Sốt cabin là gì và cách đối phó thế nào?

Sốt cabin là gì và cách đối phó thế nào?

Bạn từng rơi vào trạng thái lo âu, buồn bã do phải ở nhà quá nhiều? Bạn có thể đã bị sốt cabin, hãy học cách nhận biết những triệu chứng để ứng phó với chúng nhé!
Nhân sâm đại bổ nhưng có thể hoá "thuốc độc" nếu dùng sai cách

Nhân sâm đại bổ nhưng có thể hoá "thuốc độc" nếu dùng sai cách

Nhiều sách cổ về y học cổ truyền ghi lại việc dùng nhân sâm không đúng bệnh, đúng cách có thể gây tử vong.
8 biện pháp giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng do muỗi đốt

8 biện pháp giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng do muỗi đốt

Hiện nay, với nhiệt độ dao động từ 20 - 25 độ C là thời điểm lý tưởng để muỗi sinh sản và phát triển. Vết muỗi đốt có thể gây ngứa, sưng, đau trên da và làm lây lan nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bảo vệ hộ gia đình phơi nhiễm với bệnh nhân lao kháng thuốc

Bảo vệ hộ gia đình phơi nhiễm với bệnh nhân lao kháng thuốc

Việt Nam vẫn là 1/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao trên thế giới. Khoảng 50% người tiếp xúc hộ gia đình của bệnh nhân lao đa kháng thuốc có nguy có mắc lao.
Đừng để bệnh lao tấn công trẻ em

Đừng để bệnh lao tấn công trẻ em

Sau khi lây nhiễm lao từ bố, bé gái 3 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm lao phổi và lao màng não. Thực tế, có 71% trẻ em như trường hợp này bỏ lỡ cơ hội dự phòng lao khiến trẻ bị mắc lao.
Làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler hãy thận trọng

Làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler hãy thận trọng

SKV - Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ giúp đối phó với tình trạng da bị lão hóa và mất đi sự tươi trẻ, căng mịn theo thời gian. Phương pháp làm đẹp bằng tiêm filler đang rất thịnh hành. Bởi, phương pháp tiêm filler thường có độ an toàn cao cũng như không gây ra đau đớn.
TikTok - những mặt trái nguy hại

TikTok - những mặt trái nguy hại

Mạng xã hội TikTok đang trở thành một nền tảng nổi bật và có tốc độ phát triển nhanh chóng, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Ngoài những mặt tích cực thì TikTok cũng mang lại những mặt tiêu cực trong thời gian qua...
Làm sao để phân biệt khô cá dứa 1 nắng và khô cá tra?

Làm sao để phân biệt khô cá dứa 1 nắng và khô cá tra?

Khô cá dứa 1 nắng và cá tra có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Điều này khiến nhiều người cảm thấy hoang mang khi không thể phân biệt được hai loại cá này. Cũng chính vì lý do đó, nhiều người vì lợi ích kinh doanh mà tráo đổi hai loại cá này để bán cho người tiêu dùng. Vậy đâu là cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại cá này? Hãy cùng phóng viên tìm hiểu qua thương hiệu CAMONA của công ty TNHH đầu tư thương mại Tiến Linh để có được câu trả lời nhé!
Tinh trùng có mùi bất thường nên khám và điều trị ở đâu?

Tinh trùng có mùi bất thường nên khám và điều trị ở đâu?

Thường thì khi đến cực khoái, nam giới sẽ phát sinh hiện tượng xuất tinh với một lượng tinh trùng nhất định có màu trắng đục, hơi lỏng và mùi hơi ngấy khá đặc trưng. Nhưng khi xuất hiện tình trạng tinh trùng có mùi tanh hoặc hôi khác thường thì nam giới thường có xu hướng không biết do đâu? Nên đi khám tại đâu?
Xem thêm
Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Ngày 20/05/2023, nằm trong chuỗi hội thảo sức khoẻ của Hội Nam y Việt Nam, tại Trường Tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội), Thầy thuốc Nhân dân (TTND), GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã có những chia sẻ bổ ích về “Học thuyết nguyên nhân gây bệnh” với sự tham gia của rất nhiều hội viên
Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng ngày 20/5/2023, tại Hội trường Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Chi Hội văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028.
Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chiều ngày 13 và sáng ngày 14/4/2023, TTND. GS. TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội tại thành phố Đà Nẵng và Chi hội Nam y Đà Nẵng, cùng đi có Lương y Đỗ Sơn Hà - Tổng thư ký, Lương y Nguyễn Văn Tài - Chánh Văn phòng Hội.
Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Lời tòa soạn: Với hơn 200 hội viên ở khắp mọi miền của tổ quốc, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động do Chi hội và Hội Nam y Việt Nam phát động. Sự nhiệt huyết của hội viên cộng với sự quan tâm, lãnh đạo sát sao từ lãnh đạo Chi hội đã đưa tập thể Chi hội
Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Sáng ngày 22/4, Hội thảo sức khoẻ với chủ đề “Hiểu và vận dụng học thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, dưỡng sinh, phòng bệnh, chống lão hoá và chữa bệnh” đã diễn ra tại Trường Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) với sự chủ trì của Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phiên bản di động