Cách sử dụng dược liệu an toàn, hiệu quả, khoa học
![]() |
![]() |
Thuốc từ dược liệu là gì?
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định thì dược liệu có nguồn gốc từ nhiều thành phần khác nhau trong tự nhiên như từ động vật, vi sinh vật hay phổ biến nhất là các loại thảo dược tốt cho sức khoẻ của con người. Dược liệu có thể là toàn bộ hoặc một bộ phận của một cây, một con vật hoặc có thể là một vài bộ phận của chúng. Những sản phẩm được tách chiết từ cây, động vật như tinh dầu, sáp, dầu mỡ, gôm có thể dùng làm thuốc cũng thuộc phạm vi dược liệu.
Tác dụng của dược liệu trong điều trị bệnh đã được nghiên cứu và chứng minh bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học từ chuyên gia. Ngoài công dụng chữa bệnh, dược liệu còn chứa các thành phần giàu dinh dưỡng, giúp hồi phục sức khỏe con người tốt hơn.
Dược liệu có hai hướng sử dụng như sau: Chế biến, bào chế hay phối hợp theo lý luận và phương pháp của Y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian để tạo thành thuốc cổ truyền. Thuốc này có dạng bào chế truyền thống như thuốc sắc, viên hoàn, tán hoặc dạng bào chế hiện đại như viên nang, siro… Cùng với các phương pháp chữa trị khác, nền y học cổ truyền hiện nay phát triển song song như một phương pháp điều trị hỗ trợ và thay thế (y học thay thế) cho phương pháp điều trị thông thường.
Hiện đại hơn, dược liệu được nghiên cứu để chiết xuất và bào chế thành thuốc hoá dược, thuốc dược liệu hay thực phẩm chức năng, ở dạng mới như viên nén, viên nang, thuốc tiêm…
![]() |
Dược liệu đa số đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. |
Như vậy, thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng, được sử dụng dựa trên bằng chứng khoa học hiện đại. Những thuốc có hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu hoặc có sự kết hợp giữa dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp thì không được gọi là thuốc từ dược liệu mà là thuốc hoá dược. Các thuốc này có dạng bào chế hiện đại và được sử dụng bên cạnh các thuốc tân dược (thuốc Tây) trong điều trị, phòng ngừa bệnh.
Y học cổ truyền ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu gắn liền với các kinh nghiệm dân gian, bài thuốc sử dụng các cây, con vật hay khoáng vật (gọi chung là dược liệu) để phòng và chữa bệnh. Sự xuất hiện thuốc dược liệu là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của con người mà tìm ra. Số lượng, chất lượng thuốc cũng tiến bộ theo nền sản xuất của xã hội.
Hiện nay, cây dược liệu là nguồn nguyên liệu chính trong các bài thuốc cổ truyền cũng như được nghiên cứu, chiết xuất, bào chế thành thuốc. Trước đây, nguồn nguyên liệu thảo dược có sẵn trong tự nhiên, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái mới có được. Bên cạnh các loại thảo dược có sẵn ở nước ta gọi là thuốc Nam, nước ta còn phải nhập khẩu thêm các loại thảo dược từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên… gọi là thuốc Bắc.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu
Bên cạnh các dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ lành tính cao, cũng có những dược liệu chưa được nghiên cứu kỹ, người dân sử dụng theo kinh nghiệm tại địa phương thì hoàn toàn có thể có độc tố và từ đó gây nên những tác dụng nguy hiểm đến người dùng. Khi muốn sử dụng dược liệu làm thuốc, bước đầu tiên cần làm là thu hái cần tuân theo nguyên tắc "3 đúng":
Đúng thuốc dược liệu (đúng tên, đúng loài). Để tránh nhầm lẫn khi không thống nhất được tên gọi do sự khác nhau của vùng miền, thì bạn cần lưu ý rằng tên chính thức của dược liệu sẽ căn cứ vào tên khoa học của dược liệu.
![]() |
Muốn sử dụng dược liệu làm thuốc cần chọn đúng đúng tên và đúng loài. |
Đúng bộ phận dùng vì không phải bộ phận nào cũng được sử dụng làm thuốc, và mỗi bộ phận trong cùng một cây, một con vật cũng sẽ có tác dụng và mục đích sử dụng khác nhau.
Đúng thời điểm để hàm lượng hoạt chất trong dược liệu cao nhất có thể.
Tiếp đó, công đoạn sơ chế, chế biến cũng rất quan trọng để đảm bảo dược liệu vừa được loại bỏ đi độc tố, vừa không bị mất đi hoạt chất có tác dụng và có thể bảo quản lâu.
Người dùng khi mua dược liệu về sử dụng cần tìm hiểu những cơ sở uy tín và học cách phân biệt, đánh giá để tránh mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng. Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng dược liệu tùy tiện mà cần phải được chẩn đoán đúng bệnh, đúng liều để tránh "rước họa vào thân".
Hiện nay, con người đã sáng tạo ra được rất nhiều cách sử dụng dược liệu để chữa bệnh nhưng phổ biến nhất gồm 4 cách sau: Trà hay nước sắc: Một cách thường thấy với trà là sấy khô dược liệu thành dạng trà túi lọc để giữ được đặc tính trong quá trình vận chuyển đến người dùng cuối. Dạng thứ hai là sắc thuốc. Người ta thường kết hợp các loại dược liệu và đun sắc trong nhiều tiếng để có thể sử dụng như là một loại vị thuốc, trị các chứng bệnh theo kê đơn và hướng dẫn từ thầy thuốc. Dạng cồn thuốc: Phổ biến nhất ở dạng này là rượu thuốc và cồn ngọt. Các loại thuốc này được chế biến chuyên dụng bằng cách pha dung môi 100% thuần ethanol với cây dược liệu. Quá trình sau chiết xuất từ cồn thuốc sẽ có tỷ lệ ethanol lưu lại vào khoảng 25% hoặc những trường hợp cụ thể lên đến 90%. Sau đó hỗn hợp này được chiết xuất thành dạng lỏng hoặc dạng khô (viên nén) để sử dụng. Dạng tinh dầu: Thường thấy ở các loại thuốc như dầu gió, thuốc mỡ, dầu thoa, kem hoặc các dạng dung dịch lỏng khác. Dạng bột cốm: Dạng bột cốm được sản xuất bằng cách đưa nguồn dược liệu thô vào sản xuất từ các hệ thống cô chiết, cô cao, sấy phun sương để đưa ra thành phẩm là dạng bột cốm. Có thể hoà tan vào nước và sử dụng trực tiếp. |
Nguồn: Cách sử dụng dược liệu an toàn, hiệu quả, khoa học
Tin liên quan

Tiềm năng to lớn và thế mạnh vượt trội từ phát triển dược liệu dưới tán rừng
07:15 | 10/05/2025 Y học cổ truyền

Hòa Bình: "Kho Báu Xanh" vùng dược liệu quý
09:05 | 05/05/2025 Tin tức

Mái tóc: Quyền lực dịu dàng của người phụ nữ
17:57 | 01/04/2025 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội