Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng
Giới thiệu về cây lược vàng
Cây lược vàng còn có những tên gọi khác như địa lan vòi, lan rũ cây giả khóm, cây bạch tuộc hay trái lá phất dũ... Với mỗi vùng miền khác nhau lược vàng sẽ có những tên gọi khác nhau. Cây lược vàng có tên khoa học là Basket Plant và Callisia Fragrans, thuộc họ Thài Lài. Đặc điểm nổi bật của loài cây này là rất ưa bóng râm, nên chúng thường được tìm thấy ở những nơi có khí hậu ấm, nhiều bóng râm.
Cây thân thảo, nếu sống lâu năm thân cây có thể dài đến 1 mét;
Lá lược vàng hình elip dài. Chiều dài của lá trưởng thành có thể lên đến 25 cm và chiều rộng là 4cm;
Hoa mọc thành chùm, các chùm hoa lại xếp thành một trục dài và tạo thành một chùm lớn trông rất nổi bật. Trung bình mỗi chùm bao gồm 6-12 bông hoa màu trắng trong suốt và mùi thơm đặc trưng.
Theo lịch sử, cây lược vàng có nguồn gốc ban đầu là ở Mexico, sau đó phát triển và di thực đến Nga, miền Tây Ấn Độ, Việt Nam và một số khu vực ở Mỹ. Tại Việt Nam, cây lược vàng phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nhiều bóng râm. Tuy nhiên, do tác dụng của cây lược vàng có thể chữa nhiều bệnh lý khác nhau nên hiện nay nó được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tương tự một số loại thảo dược khác, tất cả các bộ phận của cây lược vàng như lá, thân, rễ đều có thể sử dụng làm dược liệu. Bình thường, lá cây lược vàng nên thu hái vào buổi sáng sớm để đảm bảo giữ lại toàn bộ dược tính. Lưu ý, các bộ phận của cây lược vàng sau khi thu hái cần rửa sạch, sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Để tận dụng công dụng của cây lược vàng, người dân có thể chế biến theo nhiều cách như sắc nước uống, đắp ngoài hoặc ngâm rượu.
![]() |
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng |
Thành phần hóa học
Dựa trên các nghiên cứu về thành phần của cây lược vàng, các nhà khoa học ghi nhận được một số thành phần như:
- Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides
- Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
- Các acid hữu cơ
- Sắc tố caroten, chlorophyl
- Thành phần Phytosterol
- Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
- Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
![]() |
Công dụng của cây lược vàng trong y học cổ truyền |
Công dụng của cây lược vàng trong y học cổ truyền
Theo Đông Y, lược vàng là một loại dược liệu có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, cầm máu, tiêu viêm. Nhờ công dụng của cây lược vàng ở khả năng tiêu viêm và hoạt huyết, nên nó thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa vết thương hay vết bầm tím trên cơ thể.
Ngoài ra, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng đã mang lại hiệu quả rất tốt.
Theo Y Học Hiện Đại, có nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về loài cây này. Khi tiến hành phân tích dịch chiết xuất từ cây lược vàng, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt chất mang giá trị lớn trong việc ức chế sự phát triển các tế bào ung thư. Đồng thời, các hoạt chất này có thể giúp tăng sức đề kháng tế bào, kích thích quá trình tái sinh tế bào diễn ra nhanh gấp nhiều lần.
Các hoạt chất có trong cây lược vàng được ghi nhận bao gồm flavonoid, steroid, các khoáng chất, vitamin thiết yếu và một số nguyên tố vi lượng... và chúng có những công dụng nổi bật như sau:
Hoạt chất flavonoid đóng vai trò bảo vệ sự bền vững cho các mạch máu và chúng còn hoạt hóa để tăng tác dụng của vitamin C. Ngoài ra, flavonoid giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ vào hoạt chất này mà tác dụng của cây lược vàng trong điều trị các bệnh lý có tình trạng viêm rất hiệu quả, như bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng;
Steroid trong lược vàng là phytosterol, có khả năng kháng sinh và sát khuẩn rất tốt. Nhờ steroid mà người ta đã sử dụng lược vàng để tẩy uế, sát khuẩn và điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng, đau rát họng.
![]() |
Cách dùng cây lược vàng trị bệnh |
Cách dùng cây lược vàng trị bệnh
Cây lược vàng được xem là thảo dược thiên nhiên được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Ngày nay, chúng còn được các nhà nghiên cứu hiện đại tìm hiểu và phát hiện ra một số loại tinh chất như Flavonoid, vitamin P, C có tác dụng làm bền mạch máu. Ngoài ra, cây lược vàng còn có khả năng chống oxy hóa nhờ thành phần Quercetin, hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.
1. Hỗ trợ điều trị bệnh gan:
Là tác dụng nổi bật nhất của cây lược vàng mà bạn cần phải biết. Để cải thiện vấn đề này, bệnh nhân bị gan có thể sử dụng bài thuốc như sau:
-
Dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi đem rửa sạch.
-
Cho 2 nguyên liệu này vào cối, giã nhỏ và vắt lấy nước.
-
Uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc này chỉ áp dụng cho các trường hợp nóng gan, viêm gan B, C, nóng trong người,… Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan:
-
Dùng 2 – 3 lá lược vàng và vài lá màng màng đem rửa sạch bụi đất.
-
Cắt nhỏ và giã nát 2 nguyên liệu này, sau đó đem pha với rượu trắng và ngâm khoảng 30 ngày.
-
Mỗi ngày dùng khoảng 1 ly rượu nhỏ để có hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời, để điều trị bệnh an toàn, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị kết hợp với phác đồ điều trị y khoa hiện đại.
2. Bài thuốc chữa bệnh viêm họng từ cây lược vàng:
Cây lược vàng cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, các bạn có thể:
-
Dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống.
-
Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Với bệnh nhân tiểu đường, để khắc phục tạm thời các triệu chứng hãy sử dụng bằng cách:
-
Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.
-
Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Các triệu chứng tiểu đường sẽ suy giảm, nhưng thực tế nó không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.
4. Cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng:
Các nhà nghiên cứu tại Nga cho thấy rằng, lá lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và có khả năng cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Phương pháp này chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị ở giai đoạn đầu.
5. Bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ cây lược vàng:
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể:
-
Giã nhuyễn lá lược vàng, sau đó vắt lấy nước.
-
Trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu.
-
Sử dụng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.
-
Có thể sử dụng cả nước và xác lá lược vàng đều được.
6. Giảm đau lưng nhờ bài thuốc từ cây lược vàng
Bạn bị đau lưng do thời tiết thay đổi, do vận động không đúng cách hoặc do mắc các bệnh lý ở cột sống có thể dùng cây lược vàng để khắc phục theo 1 trong 2 cách sau:
-
Cách 1: Dùng rượu cây lược vàng
Chuẩn bị 200g thân và lá cây lược vàng. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, cắt khúc ngắn, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên. Bảo quản bình rượu nơi mát mẻ khoảng 60 ngày có thể lấy dùng được.
Mỗi ngày uống khoảng 40 – 50ml chia làm 3 lần uống. Kết hợp lấy rượu lược vàng thoa bóp bên ngoài khu vực bị đau thường xuyên.
-
Cách 2: Chườm lá lược vàng
Bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần hái vài lá đem hơ trên lửa cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên chỗ lưng bị đau. Khi dược liệu nguội có thể hơ và đắp lại thêm vài lần nữa. Mỗi lần đắp khoảng 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
7. Điều trị bệnh trĩ bằng cây lược vàng
Với thành phần Kaempferol dồi dào, lược vàng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm bền chắc thành tĩnh mạch. Ngoài ra, thành phần Quercetin được tìm thấy trong dược liệu còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, nó giúp bảo vệ thành mạch, giảm sưng đau búi trĩ, đồng thời ngăn chặn tình trạng chảy máu đi cầu – triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh trĩ.
-
Cách 1: Hái 3 cái lá lược vàng tươi đem rửa rồi ngâm với nước muối để khử khuẩn. Cắt nhỏ lá, cho vào cối giã nát cùng với vài hạt muối ăn. Sau cùng rửa sạch vùng kín rồi lấy bã lá lược vàng đắp trực tiếp vào hậu môn. Giữ cố định ít nhất 30 phút. Có thể đắp thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm nhằm nhanh thấy được kết quả.
-
Cách 2: Xay nhuyễn 2 lá lược vàng cùng với 1 cốc nước đun sôi để nguội và 1/5 thìa muối ăn. Lọc qua rây lấy nước uống mỗi ngày 1 lần, bã giữ lại đắp vào hậu môn.
-
Cách 3: Nhai sống 4 lá lược vàng với vài hạt muối trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Nuốt nước, nhả bã.
8. Chữa mụn nhọt
Đối với những người bị mụn nhọt, cây lược vàng có thể giúp khắc phục bằng cách giải độc, giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhờ chứa các thành phần như vitamin PP, B2 và triacyglyceride. Theo y học cổ truyền, cây lược vàng còn có tính mát nên giúp thanh nhiệt, trị nóng trong – một trong những nguyên nhân gây nổi mụn nhọt trên da.
-
Cách 1: Đắp lá lược vàng điều trị mụn nhọt tại chỗ
Dùng 1 hoặc 2 cái lá lược vàng đem rửa dưới vòi nước cho sạch đất cát, ngâm với nước muối 15 phút. Giã nát lá lược vàng rồi đắp lên khu vực có nốt mụn. Lấy băng gạc y tế cuốn lại để giữ cho dược liệu không bị rơi ra ngoài. Sau đó khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể gỡ bỏ thuốc và rửa lại da bằng nước sạch.
-
Cách 2: Chữa mụn nhọt bằng rượu lược vàng
Ngoài thuốc đắp, bạn có thể kết hợp uống rượu lược vàng để đẩy nhanh hiệu quả điều trị mụn nhọt toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài. Trước tiên, cần chuẩn bị 1kg cây lược vàng ( bao gồm cả thân và lá), đem rửa sạch, để cho thật ráo nước, rồi cắt khúc ngắn khoảng 1/2 đốt ngón tay. Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm chung với 2 lít rượu trong ít nhất 2 tháng.
Để chữa mụn nhọt, mỗi lần uống 1 ly nhỏ x 2 lần trong ngày. Phụ nữ không uống được rượu có thể pha loãng với chút nước để giảm nồng độ cồn trong rượu cho dễ uống hơn.
9. Chữa đau nhức chân răng, viêm lợi
Đây là những bệnh lý nha chu khá phổ biến. Mỗi khi có biểu hiện sưng nướu, viêm lợi hay đau nhức răng, bạn hãy hái vài lá lược vàng nhai sống hoặc giã lấy nước cốt uống. Trước khi nuốt nên ngậm trong miệng vài phút để các hoạt chất trong lá lược vàng tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị bệnh và phát huy hiệu quả tối ưu.
10. Bài thuốc trị bệnh ho khan kéo dài cho người lớn và trẻ em
Nhai kỹ lá lược vàng tươi rồi nuốt cả bã và nước. Người lớn mỗi lần nhai khoảng 3 lá, trẻ em trên 12 tháng tuổi mỗi lần nhai 1 lá.
11. Điều trị dị ứng ngoài da, viêm da, bệnh vảy nến
Cây lược vàng được nhiều bệnh nhân bị vẩy nến sử dụng làm thuốc chữa bệnh tại nhà để kiểm soát tốt các triệu chứng và hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây. Ngoài ra, dược liệu này còn được xem là khắc tinh của các bệnh lý như viêm da, dị ứng, bệnh mề đay mẩn ngứa nhờ có đặc tính kháng viêm, sát trùng tự nhiên.
-
Cách 1: Hái 5 – 6 lá lược vàng tươi sắc với 2 bát nước cho cạn còn một nửa. Gạn ra chia làm 2 lần uống
-
Cách 2: Giã lá lược vàng, vắt nước uống. Bã lấy xát nhẹ bên ngoài tổn thương để sát trùng, giảm ngứa, kích thích bong vảy.
12. Cây lược vàng điều trị vết đốt côn trùng cắn, giời leo
Nhai kỹ 3 – 4 lá lược vàng, nuốt nước, bã lấy đắp vào chỗ bị sưng tấy do côn trùng cắn. Thực hiện tương tự cho những bệnh nhân bị giời leo.
![]() |
Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng |
Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng
Khi sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn. Trước tiên, các bài thuốc từ cây lược vàng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian và truyền miệng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ và chính thức chứng minh rõ ràng về các tác dụng chữa bệnh của cây, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Vì vậy, không nên dựa hoàn toàn vào các thông tin chưa kiểm chứng này.
Thứ hai, nếu bạn muốn sử dụng cây lược vàng để điều trị bệnh, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo an toàn. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây lược vàng có chứa độc tính, và việc sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây nguy hiểm.
Liều lượng an toàn khi sử dụng cây lược vàng là khoảng 3 - 4 lá mỗi ngày. Việc dùng quá liều, từ 5 - 6 lá trở lên, có thể dẫn đến tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên xay lá cây lược vàng để uống như nước ép, vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Ngoài ra, người có hệ miễn dịch yếu, những người mắc bệnh nền hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây lược vàng để tránh các rủi ro tiềm ẩn. Nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi sử dụng, hãy dừng ngay và đi khám bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Cây lược vàng không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với nhiều công dụng hữu ích, từ việc chữa bệnh đường hô hấp, hỗ trợ điều trị tiểu đường đến giảm đau nhức, cây lược vàng xứng đáng được biết đến và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy thử ngay những cách sử dụng cây lược vàng để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội