Cây thằn lằn: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Giới thiệu về cây thằn lằn
Cây thằn lằn hay còn gọi là cây sung thằn lằn, tên khoa học là Ficus Pumila, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta, cây thằn lằn thường mọc hoang ở cả đồng bằng và miền núi. Thằn lằn thuộc loại cây dây leo, vì vậy hiện nay cây thằn lằn thường được trồng trong nhà, leo bám trên tường để trang trí và tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà. Tuy nhiên, ít ai lại biết rằng trong Đông y, cây thằn lằn còn là một vị thuốc quý, đặc biệt là quả của cây thằn lằn.
Quả thằn lằn hay còn gọi là quả sung thằn lằn, có tên thuốc trong Đông y là vương bất lưu hành, lương phấn quả, bị lệ thực. Quả này có thể ăn được và làm thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi và ngâm rượu.
Quả thằn lằn là dạng quả hạch, có chiều dài khoảng 15mm, hình trứng, có một hạch cứng hình trái xoan. Khi chín, quả thằn lằn có màu đen và rất ngọt, chứa nhiều đường đơn như arabinose, fructose, glucose, còn hạt của quả lại giàu chất xơ polysaccharide. Quả thằn lằn cũng được biết đến là một loại thức ăn bổ dưỡng vì cung cấp nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa.
![]() |
Cây thằn lằn: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền |
Công dụng của cây thằn lằn
Tác dụng của cây thằn lằn chủ yếu đến từ quả thằn lằn. Trong Đông y, quả thằn lằn có tính thanh mát, vị ngọt. Ngoài ra, trong cả thân và quả thằn lằn rất giàu rutin, là chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid với khả năng hoạt động mạnh để loại bỏ các gốc tự do phát triển trong tế bào. Cây thằn lằn có những tác dụng sau:
Đối với nam giới: Bổ thận, tráng dương, cố tinh, trị di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tăng cường sức mạnh nam giới, kích thích ham muốn.
Đối với phụ nữ: Điều hòa kinh nguyệt, thông tắc tia sữa, lợi sữa, sa dạ con. Với những tác dụng của cây thằn lằn đã nêu thì phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
Đối với người cao tuổi: Đau lưng, viêm khớp, phong thấp.
Chung: Hoạt huyết, đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng huyết áp, kiềm chế cơn đau tim, phòng ngừa ung thư.
![]() |
Công dụng của cây thằn lằn |
Cách dùng cây thằn lằn trị bệnh
Với những công dụng của quả sung thằn lằn cũng như cây, lá đã kể trên, cây thằn lằn là thành phần của một số bài thuốc phổ biến sau:
Chữa liệt dương, di tinh: Phơi khô cành, lá, quả thằn lằn (còn non), sau đó xay nát cùng đậu đen rồi ngâm với rượu trắng trong 10 ngày thì lọc lấy rượu uống. Để chữa liệt dương, di tinh, nam giới uống ngày 3 lần, mỗi lần 10ml rượu mỗi ngày. Nếu dùng làm thuốc bổ thì cho thêm đường để uống.
Chữa đau nhức toàn thân, đau xương, điều kinh, hỗ trợ tiêu hóa: Cắt nhỏ quả thằn lằn sau đó cho vào nước nấu, vớt bã và tiếp tục nấu để cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống từ 5 - 10g cao quả sung thằn lằn pha với nước ấm, chữa đau xương ở người lớn tuổi rất tốt.
Chữa tắc tia sữa, tăng cường lợi sữa: Có thể thực hiện theo một trong hai cách là cắt quả thằn lằn và cây bồ công anh nấu nước uống hoặc pha cao quả thằn lằn với nước uống từ 5 - 10g mỗi ngày (cách chế biến thành cao như trên). Để chữa sưng vú do tắc tia sữa, bên cạnh nấu nước uống thì giã nhỏ lá cây bồ công anh rồi đắp lên vú, massage nhẹ nhàng để tuyến sữa được thông.
Pha nước thanh nhiệt: Xay nhuyễn quả thằn lằn đã chín và rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi để yên trong một khoảng thời gian, chất nhầy trong quả thằn lằn sẽ làm đông lại giống thạch. Cắt thạch từ nước cốt thằn lằn thành sợi, ăn cùng nước đường hoặc pha với nước đường thành nước thanh nhiệt, uống giải khát mùa hè rất tốt.
Tác dụng của cây thằn lằn được biết đến là rất tốt cho nam giới bị viêm tinh hoàn, liệt dương, di tinh còn phụ nữ là điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa và thông tắc tia sữa. Ngoài ra, cây thằn lằn còn có công dụng chữa đau xương, thấp khớp ở người cao tuổi hiệu quả.
![]() |
Cách dùng cây thằn lằn trị bệnh |
Lưu ý khi sử dụng cây thằn lằn
Mặc dù cây thằn lằn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đặc biệt là cho những người có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc.
Không lạm dụng: Sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chọn nguồn gốc rõ ràng: Nên mua cây thằn lằn từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
Cây thằn lằn là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ việc giải độc, hỗ trợ tiêu hóa đến kháng viêm, cây thằn lằn thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cây thằn lằn. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến lợi ích của cây thằn lằn!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả
07:41 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây rẻ quạt "Dược liệu quý" mang lại giá trị kinh tế cao
07:40 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau
11:18 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi
11:04 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
11:03 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu
17:17 | 11/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng
09:12 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
17:05 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không
09:21 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm
15:04 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người
10:14 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội