Thái độ về tiêm tĩnh mạch an toàn Của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2023

Thái độ về tiêm tĩnh mạch an toàn Của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2023

Tiêm là thủ thuật phổ biến nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị tại cơ sở y tế, đặc biệt là trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh cấp cứu.
Yếu tố liên quan kiến thức, thái độ về biện pháp tránh thai của sinh viên điều dưỡng

Yếu tố liên quan kiến thức, thái độ về biện pháp tránh thai của sinh viên điều dưỡng

Biện pháp tránh thai (BPTT) là hành động ngăn ngừa mang thai. Đây có thể là một thiết bị, một loại thuốc, một quy trình hoặc một hành vi. Tránh thai cho phép mọi người kiểm soát sức khoẻ sinh sản và khả năng tham gia tích cực vào kế hoạch hóa gia đình.
Yếu tố liên quan kiến thức, thái độ về phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp của người bệnh

Yếu tố liên quan kiến thức, thái độ về phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp của người bệnh

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, não, thận và các bệnh khác gây tử vong lớn nhất toàn cầu (Nguyễn Ngọc Cẩm Duyên và cộng sự, 2022). Tăng huyết áp toàn cầu phần lớn không được kiểm soát và tăng huyết áp vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh không lây nhiễm trên toàn Thế giới (De Bhailis Á. M, Kalra. P. A, 2022).
Đánh giá hiệu quả điều trị đau cột sống thắt lưng bằng điện châm kết hợp với sóng xung kích tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Trà Vinh

Đánh giá hiệu quả điều trị đau cột sống thắt lưng bằng điện châm kết hợp với sóng xung kích tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Trà Vinh

Đau cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu vận động. Phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng rất đa dạng và phong phú, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng của nó. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị đau cột sống thắt lưng bằng điện châm kết hợp với sóng xung kích tại Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Trà Vinh” .
Hội chứng vành mạn trên bệnh nhân cao tuổi

Hội chứng vành mạn trên bệnh nhân cao tuổi

Hội chứng vành mạn (chronic coronary syndrome – CCS) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến ở người cao tuổi, với tỷ lệ mắc và tử vong gia tăng theo tuổi. Ở người ≥60 tuổi, biểu hiện lâm sàng của CCS thường không điển hình, gây khó khăn trong chẩn đoán và làm chậm trễ điều trị. Bệnh thường đi kèm với các tình trạng như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn,… khiến việc điều trị thêm phần phức tạp. Mục tiêu của bài viết là trình bày tổng quan về dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và quản lý CCS ở người cao tuổi, dựa trên các hướng dẫn quốc tế cũng như kinh nghiệm thực hành lâm sàng tại Việt Nam.
Các yếu tố liên quan đến thực tập tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng trường y dược, Trường Đại học Trà Vinh

Các yếu tố liên quan đến thực tập tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng trường y dược, Trường Đại học Trà Vinh

Thực tập tại bệnh viện là hoạt động mà sinh viên ngành y tế được huấn luyện và áp dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế trên người bệnh thật, thường được thực hiện tại các cơ sở y tế và bệnh viện. Việc tăng cường hỗ trợ về mặt giáo dục và thực hành cho sinh viên điều dưỡng, trong đó sự tự tin khi sinh viên thực tập là một trong những vấn đề then chốt.
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở NAM GIỚI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2022 VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VỀ TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở NAM GIỚI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2022 VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VỀ TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 nam giới từ 15 tuổi trở lên nhằm khảo sát thực trạng hút thuốc lá tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2022. Kết quả cho thấy tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 77,62%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ không hút (22,38%). Trong số người hút thuốc lá, tỷ lệ hút dưới 5 năm chiếm 37,31%, từ 5–10 năm chiếm 40,30% và trên 10 năm là 22,39%. Về số điếu hút mỗi ngày, 71,84% hút dưới 10 điếu/ngày, còn lại 28,16% hút trên 10 điếu. Tỷ lệ người hút thường xuyên là 46,19%, thỉnh thoảng là 49,29%, 4,52% từ chối trả lời.
CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 14 triệu người mắc các rối loạn tâm thần, với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Việc nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng rối loạn tâm thần và đẩy mạnh các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Châm cứu đã được chứng minh cả về lâm sàng lẫn thực nghiệm trong việc cải thiện các thể trầm cảm khác nhau, bao gồm trầm cảm sau sinh, sau đột quỵ và trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên.
ĐẶC ĐIỂM LAO PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM LAO PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lao phổi là thể lao phổ biến nhất do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự phát triển của bệnh lao phổi.
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome – MetS) là tập hợp các rối loạn chuyển hóa như tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo bụng, thường đi kèm với tình trạng kháng insulin. Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ típ 2), tỷ lệ mắc MetS rất cao, dao động từ 60–80% tùy theo tiêu chí chẩn đoán.
Đánh giá kết quả chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng LASER FEMTOSECOND

Đánh giá kết quả chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng LASER FEMTOSECOND

Mục đích: Đánh giá hiệu quả và an toàn của các đường rạch giác mạc hình cung điều trị loạn thị giác mạc trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng laser Femtosecond và nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiếncứu không đối chứng trên 47 mắt của 43 bệnh nhân đục thuỷ tinh thể có loạn thị giác mạc từ 0.75D đến 3D được phẫu thuật chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung sử dụng laser Femtosecond kết hợp phẫu thuật thủy tinh thể tại Bệnh Viện Mắt Hồng Sơn từ tháng 08/2023 đến tháng 09/2024. Biến số thị lực chưa chỉnh kính (UCVA), thị lực có chỉnh kính (CDVA), trục và công suất của các kinh tuyến giác mạc được đo trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Sự biến đổi loạn thị được phân tích vectơ theo phương pháp Alpin. Kết quả: Độ loạn thị giác mạcsau phẫu thuật 3 tháng giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật từ 1.52 - 0.40D còn 0.66 - 0.44D (p < 0.001). UDVA cải thiện sau phẫu thuật từ 1,28 - 0,41 logMAR đến 0,21 - 0,18 logMAR (p < 0,001). Phân tích vectơ loạn thị có vectơ sai biệt (DV), góc sai (AE) trị tuyệt đối cải thiện đến thời điểm 3 tháng, chỉ số hiệu chỉnh (CI) >0 cho thấy đã xảy ra thặng chỉnh. 89% trường hợp có góc sai trong vòng 15 độ. Không có biến chứng nào được ghi nhận trong và sau phẫu thuật. Kết luận: Sử dụng đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng laser femtosecond hiệu quả và an toàn với độ loạn thị giác mạc thấp đến trung bình. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu lâu dàiđể đánh giá sự ổn định và điều chỉnh toán đồ phù hợp.
Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở sọ giảm áp

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở sọ giảm áp

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở nắp sọ giảm áp tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang các BN chấn thương sọ não có chỉ định phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2024 tại BV Thống Nhất. Kết quả: chúng tôi khảo sát và theo dõi 344 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn và thu được các kết quả như sau: Tại thời điểm xuất viện/chuyển viện, tỉ lệ bệnh nhân có kết cuộc tốt (GOS 4 và 5) là 69,28% và có kết cuộc xấu (GOS 1, 2 và 3) là 30,72%, trong đó có 230 BN (66,86%) có điểm GCS là 14 và 62 bệnh nhân (18,02%) có điểm GCS là 9 đến 13 điểm. Biến chứng được ghi nhận có ảnh hưởng đến kết cuộc bệnh nhân sau mở nắp sọ giảm áp là xuất huyết lại chiếm 50,58% và một số yếu tố như xuất huyết não thất, sự chèn ép bể đáy có liên quan với sựhình thành máu tụ mới sau phẫu thuật mà có ảnh hưởng kết cuộc của BN. Kết luận: Phẫu thuật mở sọ giải áp là phương pháp đã được chứng minh qua thời gian, thường được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để cứu mạng bệnh nhân sau tai nạn.
Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt và được điều trị sau mổ bằng liệu pháp ức chế androgen và/hoặc xạ trị tại bệnh viện K từ 01/2018 đến 12/2023. Kết quả: Tổng cộng có 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn và điều trị bổ trợ sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 35,8 tháng. Các phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật là ADT chiếm 34,4%, xạ trị 13,1%, ADT+ xạ trị 52,5%. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 36 tháng là 96,3%. Xác suất sống không di căn sau 12 tháng là 97,6%, sau 18 tháng là 90,1%, sau 24 tháng là 84,8%, sau 36 tháng là 77,1%. Kết luận: Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triến tại chỗ làm giảm nguy cơ tái phát sinh hoá, tăng thời gian sống còn toàn bộ và thời gian tiến triển không bệnh. Phương pháp điều trị đa mô thức ở nhóm bệnh nhân này giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị.
Thể bệnh bí tiểu sau sinh với các hội chứng bệnh chứng Long bế của Y học cổ truyền có mối liên quan gì?

Thể bệnh bí tiểu sau sinh với các hội chứng bệnh chứng Long bế của Y học cổ truyền có mối liên quan gì?

Theo Y học cổ truyền, long bế phụ đạo xán nhiên là tình trạng bí tiểu cơ năng, thường gặp bí tiểu ở các giai đoạn tam cá 1, 3 và hậu lâm bồn (ngay sau khi sinh nở).
Kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền

ThS.Bs. Nguyễn Chí Thanh - Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền tại bệnh viện 30.4 (Bộ Công an).
Những kỹ thuật ngoại y học cổ truyền theo kinh nghiệm dân gian

Những kỹ thuật ngoại y học cổ truyền theo kinh nghiệm dân gian

Một số kỹ thuật như đắp lá, bó lá, bó cố định tạm thời và bó cố định, dán cao trục khứ hủ, đắp rắc thuốc sinh cơ… trong dân gian rất ưa chuộng chưa được Bộ Y tế đưa vào danh mục kỹ thuật ban hành năm 2020.
    Trước         Sau    
Phiên bản di động