Cây thù lù đực: Công dụng và cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
Giới thiệu về cây thù lù đực
Lu lu đực thuộc loài thân thảo với chiều cao chỉ 30 - 100cm, thân phân thành nhiều cành, có thể nhẵn hoặc có lông. Lá cây dài 4 - 15cm, rộng 2 - 3cm, hình bầu dục hoặc trái xoan nhọn, cuống hơi thuôn, phiến hơi phân thùy.
Hoa cây lu lu đực mọc thành tán ở cuống lá, màu trắng, kích thước nhỏ. Quả hình cầu, màu xanh nhạt khi còn non và chuyển sang màu tím đen khi chín. Bên trong quả có nhiều hạt dẹt hình thận, vị chua chua ngọt ngọt. Thời điểm cây ra hoa kết quả là mùa thu.
Cây lu lu đực mọc hoang trong tự nhiên. Ở châu Âu, cây phân bố nhiều ở Pháp, Ý. Còn ở châu Á, cây được tìm thấy rất nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cụ thể là ở các vùng núi phía Bắc, chúng ta dễ dàng bắt gặp loài cây này. Ngoài ra, có thể trồng lu lu đực trong vườn đất hoặc trồng trong chậu, thùng xốp.
Lá và cành non của lu lu đực được sử dụng như rau, có thể đem luộc chấm mắm, xào tỏi, xào thịt trâu hoặc nấu canh cá. Để làm thuốc thì dùng toàn cây tươi hay phơi/ sấy khô.
Thành phần hóa học
Hoạt chất chính trong cây lu lu đực là solanine - có nhiều nhất trong quả.
![]() |
Cây thù lù đực: Công dụng và cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền |
Các nghiên cứu về công dụng của cây thù lù đực
Nghiên cứu về hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của cây thù lù đực: Nghiên cứu này được tiến hành tại Phòng Khoa học Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Hoạt tính Sinh học của trường Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chiết xuất ethanol từ quả chín của cây lu lu đực đã phát hiện ra rằng nó có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
Nghiên cứu về hiệu quả kháng khuẩn, làm lành vết loét của cây thù lù đực: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Hóa sinh, Đại học Madras, Tamil Nadu, Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu sử dụng chiết xuất quả của cây thù lù đực trên chuột thí nghiệm bị viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả của loài cây này có đặc tính kháng sinh và khả năng làm lành vết loét.
Nghiên cứu về hoạt động bảo vệ gan của cây thù lù đực: Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu người Nhật Bản, họ sử dụng chiết xuất ethanol từ cây Solanum nigrum L trên chuột đã cho thấy hoạt động bảo vệ gan đáng chú ý.
![]() |
Các nghiên cứu về công dụng của cây thù lù đực |
Công dụng của cây thù lù đực
Trong Đông y, cây lu lu đực là thảo dược có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, có thể sử dụng để chữa bệnh bằng cách sắc uống hoặc đắp ngoài. Dưới đây là những công dụng cụ thể của cây dược liệu này.
Kháng khuẩn, làm lành vết thương: Thí nghiệm trên chuột bị viêm loét dạ dày của Khoa Hóa sinh, Đại học Madras, Tamil Nadu - Ấn Độ cho thấy chiết xuất từ cây lu lu đực có khả năng làm giảm các triệu chứng của vết viêm loét hiệu quả. Chiết xuất này hoạt động như một kháng sinh, giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời, làm vết loét mau lành.
Chữa các bệnh ngoài da: Các vấn đề ngoài da như ghẻ ngứa, viêm da, vảy nến, á sừng, nổi mẩn đỏ, lở loét,… có thể được cải thiện bằng cách dùng nước ép từ cây lu lu đực để bôi trực tiếp vào chỗ ngứa. Với cách này, bạn nên thực hiện kiên trì thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Điều trị phù nề, gan to: Cây lu lu đực có tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị chứng phù nề, gan to. Đây chính là kết quả nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Cụ thể, chiết xuất ethanol trong cây lu lu đực là hoạt chất chính mang đến công dụng này.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Công dụng này của cây lu lu đực được thể hiện qua nghiên cứu của Phòng Khoa học Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Hoạt tính Sinh học trường Đại học Quốc gia Chonbuk - Hàn Quốc. Cụ thể, chiết xuất ethanol từ quả chín của cây lu lu đực có tác dụng như một chất oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
Các công dụng khác: Ngoài các công dụng nổi bật nói trên thì cây lu lu được còn được biết đến với những công dụng sau.
- Thông tiểu tiện, chữa phù thũng.
- Trị bỏng.
- Trị trĩ nội, trĩ ngoại.
![]() |
Công dụng của cây thù lù đực |
Cách dùng cây thù lù đực trị bệnh
Sử dụng cây thù lù đực trong bệnh ngoài da:
Dùng cây thù lù đực tươi: Lấy 150g cây tươi, bỏ quả, ép lấy nước bôi ngoài da, bôi vào những vùng da bị mẩn ngứa, lở loét.
Dùng cây thù lù đực dạng cao lỏng:
Lấy khoảng 5kg cây tươi rửa thật sạch, bỏ gốc rễ. Cho cây vào nồi đun sôi lấy nước, vớt bỏ bã. Sau đó tiếp tục đun nước cốt trong nhiều giờ để cô cạn thành cao lỏng có màu đen dạng sền sệt.
Dùng cao thù lù đực bôi ngoài, có công dụng điều trị các bệnh ngoài da rất hữu hiệu, đặc biệt là bệnh trĩ, vảy nến á sừng.
![]() |
Lưu ý khi sử dụng cây thù lù đực |
Lưu ý khi sử dụng cây thù lù đực
Bên cạnh việc biết được thù lù có tác dụng gì thì những lưu ý khi sử dụng cây thù lù đực cũng rất quan trọng. Những nghiên cứu mới đây đều không đề cập đến độc tính của cây thù lù đực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cây lu lu đực làm rau ăn và làm thuốc bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Do cây thù lù đực có độc, đặc biệt là trong quả xanh, vì vậy không nên ăn sống thường xuyên loại cây này. Khi sử dụng làm rau ăn cần được nấu chín, loại bỏ phần quả xanh khi sử dụng. Vì theo các nghiên cứu cho thấy trong quả xanh chứa nhiều độc tố hơn so với thân lá. Khi nấu chín, độc tố ở cây cũng giảm bớt.
Cây thù lù đực không nên dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.
Cây thù lù đực không chỉ là một loại thảo dược quý giá trong y học cổ truyền mà còn là một món quà thiên nhiên tuyệt vời cho sức khỏe con người. Với nhiều công dụng hữu ích, từ việc chữa viêm nhiễm, hỗ trợ tiêu hóa đến giảm đau nhức, cây thù lù đực xứng đáng được biết đến và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy thử ngay những cách sử dụng cây thù lù đực để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình!
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Cây một dược: Công dụng, cách dùng trị bệnh theo y học cổ truyền
14:33 | 26/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội